nhóm hoặc với khán giả. Hãy cố gắng làm nhiều nhất có thể bảy điều sau
khi chuẩn bị giao tiếp, dù với một người, 100 người hay cả ngàn người:
1. Chịu trách nhiệm về các thính giả của bạn
Tôi thường nghe các diễn giả nói những khán giả không hưởng ứng bài
phát biểu của họ. Tôi nghĩ rằng họ đã nhầm. Nhìn chung, không có khán
giả tồi, chỉ có diễn giả tồi. Nếu khán giả ngủ gật, ai đó cần phải đi lên sân
khấu và đánh thức diễn giả dậy!
Cuốn sách Executive Speeches (Tạm dịch: Những bài phát biểu của các
nhà điều hành) của Brent Filson chứa đựng những lời khuyên về các bài
phát biểu của CEO. Một CEO viết: “Hiến pháp đảm bảo tự do ngôn luận,
nhưng nó không đảm bảo những người nghe. Ngay cả khi bạn có được
người nghe, không có gì đảm bảo rằng họ sẽ lắng nghe bạn. Vì vậy, trách
nhiệm đầu tiên của bạn với tư cách một diễn giả là lôi kéo và giữ được sự
chú ý của khán giả. Cho dù mục đích của bạn là gì, bạn đều có cơ hội tốt
nhất để thành công khi biết sự chú ý của họ là trách nhiệm của bạn, chỉ bạn
mà thôi.” Các nhà giao tiếp tài năng chịu trách nhiệm về phản ứng của
những người khác đối với họ, ngay cả trong bối cảnh đặt dưới các điều kiện
khó khăn.
Nhìn chung, không có khán giả tồi chỉ có diễn giả tồi.
Hầu như mọi người đều đã nghe câu nói: “Bạn có thể dẫn con ngựa đến
bến nước, nhưng không thể khiến nó uống nước.” Điều đó có thể đúng.
Nhưng bạn có thể cho con ngựa ăn muối và khiến nó khát. Nói cách khác,
bạn có thể khiến các thính giả của mình cảm thấy hào hứng.
Khi nói chuyện với mọi người, tôi cảm thấy đó là trách nhiệm của tôi khi
phải biến buổi nói chuyện thành một trải nghiệm học tập thú vị. Làm thế
nào tôi có thể nắm bắt được sự chú ý của họ? Cần phải làm gì để khiến bài
phát biểu thật đáng nhớ? Làm thế nào tôi có thể nắm bắt được sự chú ý của
họ và khiến họ ở lại đến cuối cùng?
Mọi người thường hy vọng trách nhiệm của người nghe là “đón nhận”
những gì người nói đưa ra và phản hồi phù hợp. Tôi gọi đó là kiểu giao tiếp