nhận mạnh mẽ về một ý tưởng, một sản phẩm hay một quy trình cụ thể và
có khả năng sử dụng hiệu quả các công cụ để góp phần làm nên sự thành
công của công ty.
Là một nhà lãnh đạo xuất sắc, nếu Louis Gerstner chưa bao giờ tạo cho
những người xung quanh ấn tượng mình là một người có sức cuốn hút, thì
năng lực truyền tải nhiệt huyết của ông lại được bộc lộ hoàn toàn khi ông
cho tiến hành thay đổi lối tư duy của mọi nhân viên trong công ty. Gerstner
đã tập trung rất nhiều vào việc khôi phục lại cách tiếp cận “từ ngoài vào
trong” để chấm dứt việc đi sai đường để cho IBM còn có thể tiếp tục tồn
tại.
Gerstner cho rằng vấn đề của công ty là phải biết kết hợp các bộ phận
với nhau, tích hợp các công nghệ hiện đại với những quy trình kinh doanh
cũng như kết hợp tất cả các quá trình đơn lẻ trước đây lại tạo thành một
chỉnh thế thống nhất và linh hoạt.
Bên cạnh việc thống nhất các bộ phận trong công ty, Louis Gerstner còn
đề cập đến tầm quan trọng của việc liên kết các cộng đồng kinh doanh. Ông
tin rằng, việc liên kết này sẽ có ý nghĩa chiến lược, tạo đà phát triển cho tất
cả các thành viên trong mối liên kết.
Dưới sự dẫn dắt của Louis Gerstner, IBM đã tìm lại được con đường dẫn
tới thành công. Năm 1995, IBM bỏ ra 3,5 tỷ đô-la để mua lại công ty phần
mềm Lotus Development nhằm mở rộng phạm vi của công ty sang ngành
công nghiệp phần mềm. IBM cũng chủ động tham gia các dự án mã nguồn
mở, đặc biệt là dự án Linux hợp tác với Linux Technologie Center.
Với bài học về hệ điều hành DOS trước kia, Louis Gerstner đã chớp thời
cơ quảng bá cho hệ điều hành Linux và khuyến khích các máy chủ (server)
có quy mô nhỏ sử dụng Linux và IBM là nhà cung cấp các máy chủ ấy.
Năm 2005, IBM đã quyết định bán bộ phận sản xuất máy tính cá nhân cho