Louis Gerstner đã tuyên bố “cái mà IBM cần nhất hiện nay không phải là
một chiến lược có tính chất lâu dài”. Chỉ một tháng sau khi nhậm chức, ông
đã tuyên bố với cổ đông IBM rằng không thể né tránh, không thể nửa vời,
nhất định phải thực hiện bốn chiến lược tối quan trọng là:
- Giảm số nhân viên không cần thiết trên toàn cầu.
- Xác định lại các sản phẩm cốt lõi của IBM.
- Cải thiện triệt để quan hệ khách hàng.
- Phi tập trung hóa.
Và thế là ông bắt tay vào trực tiếp rà soát cũng như thu hẹp rất nhiều bộ
phận hoạt động không hiệu quả, đặc biệt trong các bộ phận hành chính và
cắt giảm chi phí tối đa. Chỉ trong 2 năm đầu tiên, số lượng nhân viên của
IBM từ gần 400.000 giảm xuống còn 219.000 người, tiết kiệm được gần 20
tỷ đô-la Mỹ. Bộ máy hoạt động tinh giản đã giúp IBM có được một cơ chế
kinh doanh thông thoáng và linh hoạt, từ đó giúp công ty dần lấy lại được
những thị trường công nghệ thông tin đã bị mất trước đây.
Phải nắm lấy thời cơ và bắt kịp xu hướng của thị trường
Louis Gerstner là người có tầm nhìn sâu rộng, ông hiểu rằng có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa sút của công ty nhưng nguyên nhân về
công nghệ là lớn hơn cả. IBM mặc dù là nơi sáng chế ra máy PC - viết tắt
của chữ “Personal Computer” tức “máy tính cá nhân”, nhưng đã không
nắm lấy thời cơ này mà vẫn quyến luyến với các máy “mainframe” (tức các
máy tính lớn, tốc độ chạy rất mạnh và giá thành rất đắt). Hàng chục, rồi
hàng trăm loại máy làm theo mẫu PC đã ra đời cùng với hãng phần mềm
Microsoft làm cho cục diện thị trường công nghệ thông tin thay đổi hẳn,