Sự dự đoán tốt hơn cho phép bạn dự đoán nhiều thứ thường xuyên hơn và
giảm sự không chắc chắn. Mỗi dự đoán mới cũng có một ảnh hưởng gián
tiếp: nó đưa ra những sự lựa chọn khả thi mà bạn chưa từng cân nhắc trước
đây. Và bạn không cần phải mã hóa rõ ràng sự “nếu” và “thì”. Bạn có thể
đào tạo máy dự đoán với những ví dụ. Vậy đấy! Các vấn đề mà trước đây
không được xem là những vấn đề dự đoán giờ có thể sẽ được giải quyết
như vậy. Chúng ta đã thỏa hiệp mà không nhận ra điều đó.
Những sự thỏa hiệp đó là yếu tố chính trong việc đưa ra những quyết định
của con người. Người đạt giải Nobel Kinh tế - Herbert Simon gọi đây là
“sự tạm chấp nhận”. Trong khi những mô hình kinh tế kinh điển dựa trên lí
thuyết của những người vô cùng thông minh có thể đưa ra những quyết
định lí trí hoàn hảo, Simon nhận ra và nhấn mạnh trong nghiên cứu của ông
rằng con người không thể đối mặt với những sự phức tạp. Thay vào đó, họ
tạm chấp nhận, làm những gì tốt nhất trong khả năng để đạt được mục tiêu.
Suy nghĩ không hề đơn giản, nên con người chọn đường tắt.
Simon là một người am hiểu nhiều lĩnh vực. Ngoài giải thưởng Nobel, ông
cũng thắng giải thưởng Turing, thường được gọi là giải thưởng Nobel của
máy tính, cho “những sự đóng góp cho trí tuệ nhân tạo”. Những sự đóng
góp về mặt kinh tế và máy tính đều liên quan với nhau. Lặp lại những suy
nghĩ của ông về con người, bài diễn thuyết năm 1976 khi nhận giải thưởng
Turing của ông nhấn mạnh rằng máy tính “có nguồn tài nguyên xử lý hạn
chế; trong những bước có hạn trong một khoảng thời gian có hạn, chúng có
thể thực hiện một số xử lý có hạn.” Ông nhận ra rằng máy tính – giống như
con người – cũng tạm chấp nhận
3
.
Robot đưa thư và phòng chờ máy bay là ví dụ cho sự tạm chấp nhận khi
không có sự dự đoán tốt. Những ví dụ như vậy có ở mọi nơi. Sẽ cần nhiều
thực hành và thời gian để tưởng tượng những khả năng có thể đưa ra sự dự
đoán tốt hơn. Nó không hoàn toàn là bản năng khi đa số mọi người nghĩ về
phòng chờ máy bay như là một giải pháp cho một sự dự đoán không tốt và