Quan trọng hơn, khi một dữ liệu đầu vào như sự dự đoán có giá thành rẻ,
giá trị của những thứ khác cũng sẽ được nâng cao. Các chuyên gia kinh tế
gọi đó là “sự bổ sung”. Giống như sự giảm giá thành của cafe sẽ khiến giá
trị của đường và kem tăng, đối với những chiếc xe tự động hoá, sự giảm giá
thành của sự dự đoán sẽ làm tăng giá trị của các máy cảm biến thu thập dữ
liệu về môi trường xung quanh xe. Ví dụ, vào năm 2017, Intel trả hơn 15 tỷ
đô la cho công ty khởi nghiệp Do Thái Mobileye, chỉ để mua công nghệ thu
thập dữ liệu cho phép các phương tiện có thể nhìn thấy các vật thể (biển
dừng xe, con người…) và các dấu hiệu (làn xe, đường) một cách hiệu quả.
Khi sự dự đoán có giá thành rẻ, sẽ càng có nhiều sự dự đoán và sự bổ sung
liên quan đến dự đoán. Hai lực kinh tế đơn giản này dẫn đến những cơ hội
mới mà máy dự đoán có thể tạo ra. Ở cấp độ thấp, máy dự đoán có thể làm
giảm bớt những công tác dự đoán của con người và tiết kiệm chi phí. Khi
máy bắt đầu chuyển bánh, sự dự đoán có thể thay đổi và cải thiện chất
lượng của quá trình đưa ra quyết định. Nhưng ở một điểm nào đó, máy dự
đoán có thể chính xác và đáng tin đến mức nó có thể thay đổi cách một tổ
chức hoạt động. Một số AI có thể sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của
doanh nghiệp đến mức chúng sẽ không còn được dùng đơn thuần để nâng
cao hiệu suất trong việc thực hiện chiến lược mà bản thân chúng sẽ thay đổi
chiến lược.
Từ giá thành rẻ đến chiến lược
Câu hỏi mà các giám đốc điều hành thường hỏi chúng tôi đó là: “AI sẽ ảnh
hưởng đến chiến lược kinh doanh của chúng tôi như thế nào?” Chúng tôi sử
dụng thí nghiệm để trả lời câu hỏi đó. Hầu hết mọi người đã quen với việc
mua sắm trên Amazon. Với hầu hết các nhà bán lẻ trực tuyến, bạn sẽ truy
cập trang web của họ, mua sản phẩm, rồi đặt vào giỏ hàng, trả tiền và
Amazon sẽ vận chuyển chúng đến cho bạn. Hiện giờ, mô hình kinh doanh
của Amazon là mua hàng-rồi-vận chuyển. Trong quá trình bạn mua hàng,
AI của Amazon đề xuất những món hàng mà nó dự đoán bạn sẽ muốn mua.