rất rõ ràng: chúng ta có chính sách có thể giảm thiểu sự bất bình đẳng
nhưng kéo theo mức lương chung thấp hơn.
Xu hướng thứ hai dẫn đến việc gia tăng sự bất bình đẳng là công nghệ
thường thiên vị kỹ năng. Nó làm tăng mức lương của những người có học
thức một cách không cân xứng và thậm chí có thể làm giảm mức lương của
những người ít có học thức hơn. Như chuyên gia kinh tế Claudia Goldin và
Lawrence Katz nói, “những người với học thức và những khả năng bẩm
sinh cao hơn sẽ nắm bắt được những công cụ mới và phức tạp.”
7
Chúng ta không có lý do gì để hy vọng AI sẽ khác biệt. Những người có
học thức cao có xu hướng giỏi hơn trong việc học những kỹ năng mới. Nếu
những kỹ năng cần thiết để sử dụng AI hiệu quả thay đổi thường xuyên
hơn, thì những người có học thức sẽ được hưởng lợi.
Chúng tôi nhận ra rằng để sử dụng AI một cách hiệu quả đòi hỏi những kỹ
năng bổ sung. Ví dụ, REF phải hiểu những mục tiêu của tổ chức và khả
năng của máy. Bởi vì máy có quy mô hiệu quả, nếu kỹ năng này khan hiếm,
thì những kỹ sư giỏi nhất sẽ gặt hái được những lợi ích từ công việc của họ
trên hàng triệu hoặc hàng tỷ máy.
Chính vì những kỹ năng liên quan đến AI hiện tại đang khan hiếm, quá
trình học cho cả con người và doanh nghiệp sẽ rất tốn kém. Phần lớn lực
lượng lao động được đào tạo qua nhiều thập kỷ, đồng nghĩa với việc cần
phải đào tạo lại và tái cấu trúc kỹ năng. Hệ thống đào tạo công nghiệp của
chúng ta không được thiết kế cho việc đó. Doanh nghiệp không nên hy
vọng vào việc hệ thống thay đổi đủ nhanh để cung cấp cho họ những công
nhân mà họ cần để cạnh tranh trong thời đại AI. Những thách thức về chính
sách không hề đơn giản: việc nâng cao giáo dục rất tốn kém. Các chi phí
này cần được thanh toán bằng cách tăng thuế hoặc bởi chính các doanh
nghiệp và cá nhân. Ngay cả khi chi phí có thể dễ dàng được xử lý, nhiều
người trung niên có thể sẽ không muốn trở lại trường học. Những người bị