từ cuộc giao dịch với máy sẽ xuất hiện: Công việc sẽ vẫn tồn tại, nhưng
một vài người sẽ có những công việc ít hấp dẫn hơn bây giờ. Hay nói cách
khác, nếu bạn hiểu những lợi ích của việc giao dịch tự do, thì bạn nên trân
trọng những gì nhận được từ máy dự đoán. Câu hỏi chính sách quan trọng
không phải là liệu AI sẽ mang lại lợi ích hay không mà là những lợi ích này
sẽ được phân bổ như thế nào.
Bởi vì công cụ AI có thể được sử dụng để thay thế những kỹ năng “cao” –
như trí tuệ - nên nhiều người lo lắng rằng ngay cả khi công việc tồn tại,
mức lương sẽ không cao. Ví dụ, khi là Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế của
Obama, Jason Furman thể hiện sự lo lắng của mình:
Mối lo lắng của tôi không phải là lần này có thể sẽ khác với AI, mà lần này
có thể vẫn sẽ giống như những gì chúng ta đã trải qua trong vài thập niên
vừa qua. Tranh cãi truyền thống rằng chúng ta không cần phải lo lắng về
việc robot sẽ lấy đi công việc vẫn khiến chúng ta phải lo lắng rằng lý do
duy nhất chúng ta vẫn sẽ còn công việc là bởi chúng ta sẵn sàng làm với
mức lương thấp.
6
Nếu phần công việc của máy tiếp tục tăng, thì mức lương của người làm sẽ
giảm, trong khi những người sở hữu AI sẽ tăng. Trong cuốn sách bán chạy
của mình, Capital in the Twenty-First Century (tạm dịch:Vốn của thế kỉ
21), Thomas Piketty nhấn mạnh rằng trong vài thập niên vừa qua, phần thu
nhập của người lao động giảm (ở Hoa KỲ và ở bất cứ đâu) để thúc đẩy sự
gia tăng của vốn. Xu hướng này rất đáng lo ngại vì nó dẫn đến sự bất bình
đẳng gia tăng. Câu hỏi quan trọng ở đây là liệu AI sẽ củng cố xu hướng này
hay làm giảm thiểu nó. Nếu AI là một dạng vốn mới, hiệu quả, thì phần vốn
của nền kinh tế có thể sẽ tiếp tục tăng lên với chi phí của sự lao động.
Không có giải pháp dễ dàng nào cho vấn đề này. Ví dụ, gợi ý của Bill Gates
về thuế robot sẽ giảm thiểu sự bất bình đẳng nhưng sẽ khiến việc mua robot
ít có lợi nhuận hơn. Vì vậy các công ty sẽ đầu tư ít hơn vào robot, năng suất
sẽ chậm hơn, và chúng ta nhìn chung sẽ nghèo hơn. Chính sách giao dịch