những sự trả giá thay vì nghĩ về chúng. Đương nhiên, bởi vì sự thử nghiệm
đồng nghĩa với việc làm những gì mà bạn có thể sẽ coi là sai sót, những thử
nghiệm cũng có chi phí. Bạn sẽ thử món ăn mà có thể bạn không thích. Nếu
bạn tiếp tục thử những món ăn mới với hy vọng tìm được món gì đó lý
tưởng, bạn đang bỏ lỡ nhiều bữa ăn ngon miệng. Sự đánh giá, cho dù là
bằng sự cân nhắc hay sự thử nghiệm, đều tốn kém.
Biết lý do vì sao bạn làm những điều cụ thể
Sự dự đoán là cốt lõi của bước tiến đến với những chiếc xe tự lái, và sự
phát triển của những nền tảng như Uber hay Lyft: lựa chọn tuyến đường
giữa điểm đi và điểm đến. Những thiết bị điều hướng xe đã xuất hiện từ
một vài thập kỷ, được xây dựng thành những chiếc xe hơi hoặc chỉ là
những thiết bị độc lập. Nhưng sự phát triển của những thiết bị di động được
kết nối Internet đã thay đổi dữ liệu mà phần mềm điều hướng của những
nhà cung cấp nhận được. Ví dụ, trước khi sáp nhập vào Google, công ty
khởi nghiệp Israel Waze đã tạo ra những bản đồ giao thông chính xác bằng
việc theo dõi những tuyến đường mà người lái xe chọn. Sau đó nó sử dụng
thông tin đó để cung cấp sự tối ưu hóa hiệu quả về con đường nhanh nhất
giữa hai điểm, dựa vào thông tin nó nhận được từ những người lái xe cũng
như sự theo dõi liên tục giao thông. Nó cũng có thể dự đoán cách mà những
điều kiện giao thông có thể tiếp diễn nếu bạn đi xa hơn, đồng thời có thể
cung cấp những con đường mới và hiệu quả hơn trên tuyến đường nếu
những điều kiện thay đổi. Những người dùng ứng dụng như Waze không
phải lúc nào cũng làm theo chỉ dẫn. Họ không phản đối sự dự đoán, nhưng
mục tiêu của họ có thể bao gồm nhiều yếu tố khác chứ không chỉ có mỗi
tốc độ. Ví dụ, ứng dụng không biết người lái xe đang hết nhiên liệu và cần
trạm xăng. Nhưng những người lái xe, biết rằng họ cần xăng, có thể bỏ qua
sự gợi ý của ứng dụng và đi theo tuyến đường khác.
Tất nhiên là những ứng dụng như Waze có thể và sẽ trở nên tốt hơn. Ví dụ,
như với xe Tesla chạy bằng điện thì sự điều hướng được dựa vào nhu cầu