cơn buồn ngủ dẻo dai, Ngài áp dụng phương pháp đi kinh hành (thiền hành)
bước nhanh chân để đẩy lui cảm giác buồn ngủ. Khi hết buồn ngủ hoặc khi
cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi, Ngài trở lại ngồi thiền.
Vào buổi sáng, khi đến giờ đi trì bình Ngài đắp vào bộ tam y - y nội, y vai
trái và tăng già lê. Đeo cái bị đựng bình bát lên vai, Ngài đi vào làng, luôn
luôn an trú trong chánh niệm làm việc đi trì bình trở thành một sự luyện tập
nữa về niệm, liên tục theo dõi và kiểm soát tâm. Trở về đến nơi mà Ngài
đang cư trú lúc bấy giờ, Ngài mới sớt thức ăn để ra ngoài. Thông thường,
Ngài không nhận những vật thực dâng đến sau khi đi bát về mà chỉ thọ
những vật thực nào mà thí chủ sớt vào bát trong khi đi trì bình. Chỉ đến lúc
về sau, khi thật già yếu Ngài mới tự cho phép thọ nhận vật thực sau khi đi
bát về.
Cách độ thực của Ngài
Một khi đã sớt trở lại bát một số lượng vật thực mà Ngài nghĩ rằng vừa đủ
thì ngưng lại để quán về tính cách không đáng được ưa thích của vật thực
(paccavekkhana)
.
Quán tưởng như vậy là để ngăn ngừa ngọn lửa tham của
ái dục (thèm khát và luyến ái vào những thức ăn mà ta ưa thích hương vị, và
chán ngán, ghét bỏ những món nào mình không thích), không để cho ái dục
khởi sanh, mà thấm nhuần ý tưởng rằng cơn đói làm cho cơ thể mệt mỏi là
một chứng bệnh tự nhiên. Sau khi quán tưởng xong, Ngài bắt đầu dùng thức
ăn trộn lẫn trong bát. Suốt trọn quá trình ăn, tâm chú niệm liên tục theo dõi
canh phòng từng miếng, từng cử động, luôn luôn quán tưởng tính cách
không đáng được ưa thích của vật thực. Đây là phương cách độ thực chân
chính của một nhà sư. Sau khi thọ thực xong, Ngài rửa bát, lau chùi sạch sẽ
và phơi ngoài nắng một ít lâu cho thật khô rồi mới để lại trong cái bao và cất
một nơi an toàn, giữ cho bát khỏi hư bể.
Rồi cuộc chiến đấu trong nội tâm bắt đầu trở lại, ngày càng cố gắng tăng
trưởng nỗ lực săn tìm và tiêu diệt ô nhiễm bên trong. Khỏi cần phải mô tả
dài dòng ta cũng có thể hiểu rằng một cuộc chiến đấu như vậy ắt phải gặp
khó khăn và thất bại dễ dàng như thế nào. Lắm khi người tấn công bị đánh
bại, người đi săn lại bị săn. Ô nhiễm, lẽ ra phải bị tiêu diệt, lắm khi lại là