AJAAN MUN - Trang 274

Ngày Acharn nhập hạ ba mùa trong khu vực quanh làng Huey Khan,

Nasinuan, và Bahn Koke, quận Tong Khobe, thị trấn Sakol Nakhorn. Có
những thời gian thuyết giảng Giáo Pháp đều đặn cho người và cho chư
thiên, nhưng chư thiên không đến thường xuyên như ở Chiengmai, có thể
bởi vì nơi đây gần thành thị hơn nơi mà Ngài lưu ngụ tại Chiengmai. Chỉ có
những ngày quan trọng như Māgha, Vesākha (Phật Đản), nhập Hạ, hay
Pavārāna (mồng Một, Rằm, và Ba Mươi) chư vị mới đến gặp Ngài. Số tỳ
khưu và sāmaṇera lưu ngụ với Ngài cũng không đông vì chỗ ở hạn chế. Tuy
nhiên lúc nào cũng có nhiều người đến viếng thăm Ngài trong thời gian
ngắn để nghe thuyết giảng Giáo Pháp rồi ra đi. Họ lắng nghe Ngài từ bi
thuyết giảng và khuyên dạy những điều họ cần.

Những vị thiện tín ở làng Nong Phue Nanai cung thỉnh Ngài về ở với họ

để “nâng cao tinh thần” (một lối diễn tả của người Thái). Ngài chấp nhận lời
thỉnh cầu và họ nhanh chóng đến cung thỉnh Ngài về làng Nong Phue, tại
phân bộ Nanai của quận Phannā Nikhom, thị trấn Sanol Nakhorn. Ngài rời
làng Bahn Koke, đi bộ theo đoạn đường mòn quanh co và ngừng nghỉ ba
hay bốn đêm trong rừng trước khi đến làng Nong Phue.

Sau khi đến làng Nong Phue vài hôm thì Ngài Acharn lâm bệnh sốt rét và

lên cơn sốt từng cữ trong nhiều tháng. Vào thời bấy giờ bệnh sốt rét là bệnh
mãn tính, làm cho người bệnh mất sức nhiều năm. Đôi khi có thể trong hàng
tuần hoặc hàng tháng không thấy triệu chứng, nhưng rồi bỗng nhiên tái phát.
Hậu quả tai hại nhất cho người lâm bệnh này là họ bắt buộc phải ở trong vị
trí tiêu thụ mà không sản xuất. Có thể ăn uống và nghỉ ngơi, nhưng không có
khả năng làm việc. Người bệnh cũng có chiều hướng ưa than phiền, và trong
nhiều trường hợp, không cách nào làm vừa lòng và làm cho họ ngưng than
phiền. Những người như vậy rõ ràng là một gánh nặng cho mọi người, và
trong nhiều trường hợp, khi bệnh trở nên mãn tính thì nước da của bệnh
nhân trở nên xanh xao và bụng phình lên, nhất là trẻ em. Những người sống
ở thành thị hoặc ở nơi trống trải thường lâm bệnh này hơn là sanh trưởng
trong vùng rừng núi. Những vị tỳ khưu dhūtaṅga trong khi đi đó đây bất
định trong rừng thường rất dễ mắc bệnh này. Người viết cũng lâm bệnh sốt
rét ngay trong thời gian đầu tiên nhập hạ tại đây cho đến mùa hè năm sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.