Nhưng không quản tất cả những điều này, thay vì sợ sệt hay chán nản,
càng có nhiều vị tỳ khưu và sāmaṇera chịu khó vào tu trong rừng để tìm
Ngài. Trong thời gian an cư kiết hạ, ở thiền viện có từ hai mươi đến ba mươi
vị. Số đông hơn thế đến ở các làng gần đó, hai hoặc ba vị ở một nơi, năm
hoặc sáu ở một nơi khác, và chín hoặc mười ở một nơi khác nữa. Trong
những ngày Wan Phra (ngày giới) có khoảng hai mươi đến ba mươi vị tỳ
khưu dự lễ Pāṭimokkha (Phát Lồ, mỗi tháng hai lần, ngày rằm và ba mươi,
chư tăng tụ họp trong Chánh Điện để nghe đọc Giới Bổn), và có đông hơn
khi những vị tỳ khưu ở các tự viện gần đó đến hành lễ chung. Ngoài thời
gian nhập Hạ, khi có Ngài Acharn ở đó thì có đến năm mươi hay sau mươi
vị, hay còn nhiều hơn nữa. Ban ngày, tất cả những vị tỳ khưu và sāmaṇera
rút về nơi ẩn dật của mình bên ngoài khu chùa đề chuyên cần hành thiền.
Khu rừng xung quanh chiều rộng hàng mấy chục cây số, và chiều dài trải
xa mênh mông không thể đo, một dãy núi chặn ngang ở tận xa, cuối tầm mắt
có thể thấy. Phía Nam của quận Phannā Nikhom tất cả đều là rừng và núi
xuống tới thị trấn Kālaisin. Quận Nong Phue, nơi mà Ngài Acharn lưu ngụ
lúc bấy giờ, như vậy đã trở thành trung tâm của chư vị tỳ khưu dhūtaṅga mà
mục tiêu duy nhất chỉ là phát triển tâm đến mức Giác Ngộ. Các vị sẵn sàng
lặn lội đường xa xuyên qua nhiều khu rừng chỉ để gặp Ngài Acharn và lắng
nghe Ngài thuyết giảng trong những ngày lễ Pāṭimokkha (Phát Lồ), hoặc
nhiều trường hợp khác, nhờ những lời dạy của Ngài giải quyết thắc mắc và
làm sáng tỏ hoài nghi.
Sau thời gian an cư kiết hạ, vào mùa khô, có nhiều nơi ẩn dật trong núi
như động, hang, hoặc bóng mát dưới những cội cây. Xóm làng cách xa và
chỉ bao gồm khoảng mười, hai mươi hoặc ba mươi nhà. Cũng có những xóm
rải rác trong vùng, mỗi xóm chừng năm hay sáu ngôi nhà. Chính dân cư
trong những làng ấy hộ trì và để bát hàng ngày các vị tỳ khưu dhūtaṅga.
Cuộc sống ẩn dật trong rừng
Làng Nong Phue ở giữa một thung lũng, xung quanh chỉ là rừng và núi.
Thung lũng khá rộng, có những khoảnh đất bằng thích hợp cho trồng trọt.
Dãy núi có nhiều đỉnh cao và rừng rộng, tất cả là một vùng mênh mông để