được). Các Ngài tiếp tục cuộc hành trình như vậy đến nơi mình chọn, thích
hợp để sống ẩn dật, và thích hợp với đường lối thực hành của mình.
Nước là điều rất quan trọng không thể xem nhẹ, nguồn nước phải không
quá xa. Tìm được nơi thích hợp, vị tỳ khưu dhūtaṅga bắt đầu chuyên cần
tinh tấn tu tập, thiền hành và thiền tọa xen kẽ, ngày và đêm. Luôn luôn cố
gắng trau dồi chánh niệm để canh phòng những cảm xúc không mong muốn.
Trí tuệ hay việc quán chiếu cũng trợ giúp mỗi khi tiếp xúc với môi trường
hay những hiện tượng xung quanh.
Tâm vững chắc đặt vào đề mục hành thiền phù hợp với khuynh hướng
hay tính cách của vị tỳ khưu, lúc bấy giờ rút vào trạng thái an trụ nhất điểm.
Khi xuất ra khỏi trạng thái nhất điểm này, tâm bắt đầu suy tư trở lại qua
năng lực của trí tuệ (pañña). Đề mục hành thiền có hai loại: bên ngoài và
bên trong. Đề mục bên ngoài là những đối tượng đến với hành giả qua năm
giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân), còn đối tượng bên trong là bản chất
và cơ năng của thân, và cũng là những gợn sóng của tâm, tất cả đều liên tục
vận hành. Đó là biểu hiện vô thường, luôn khuấy động và không ngừng
nghỉ.
Bản chất tự nhiên của thân và tâm được quán chiếu trên nền tảng vô
thường đến khi đạt được mức độ buông xả tương ứng với trí tuệ không
ngừng đào xới các rễ con và rễ chính của ô nhiễm. Đây là nhiệm vụ đầy
thích thú và say mê khi việc quán chiếu liên tục hướng về bất kể hiện tượng
nào phát sanh, từ bên ngoài hay bên trong. Tất cả đều có thể lãnh hội đầy đủ
và tóm tắt ngắn gọn trong ba đặc tính: vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.
Tuy nhiên cũng có những lúc hoài nghi phát sanh và ngăn chặn mọi tiến
bộ. Vị tỳ khưu đến trình với Ngài Acharn những điểm hoài nghi và khó khăn
của mình. Tiếp nhận giáo huấn và lời khuyên cần thiết, vị tỳ khưu trở về nơi
trú ngụ ẩn dật của mình và tiếp tục chuyên cần. Vì vậy, thời gian đó có nhiều
vi tỳ khưu dhūtaṅga tụ họp chung quanh Ngài.
Thông thường vị tỳ khưu sống đơn độc một mình hoặc đôi khi hai vị cùng
ở chung một nơi ẩn dật trong rừng. Những nơi này cách xa nhau đôi khi sáu
hay bảy cây số hoặc từ tám đến mười hai cây số, cũng có khi mười lăm,
mười sáu, hai mươi hoặc ba mươi cây số xa cách nhau. Những vị ở xa phải ở