yếu của mình trên mọi phương diện, trước khi cố gắng tìm hiểu năng lực và
nhược điểm của người khác. Vì tính tò mò “kiểm tra” người khác không lợi
ích gì.
“Khi thời Pháp chấm dứt, mồ hôi ướt dầm cả mình tôi. Đó là thời điểm
mà tôi hoàn toàn kính phục, quy hàng vô điều kiện. Kể từ đó không bao giờ
dám cả gan đùa giỡn với những suy nghĩ như vậy về Ngài.”
Những khả năng đặc biệt có thể khác loại nhau và ở mức độ khác nhau,
nhưng Giáo Pháp dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn lúc nào cũng giống như của
Đức Phật đã chứng ngộ. Mỗi hành giả đều có thể nhận ra sự thật tùy theo
mức độ chân thật của chính họ.
Phra Acharn Chob mạo hiểm với cọp
Câu chuyện sau đây liên quan đến một vị Acharn mà người viết khâm
phục và kính mộ sâu xa. Tên của Ngài là Phra Acharn Chob, hiện nay vào
khoảng hơn bảy mươi tuổi. Ngài đã thọ giới tỳ khưu từ lâu và thường thích
sống ẩn dật trong rừng sâu. Khi đi đâu Ngài có thói quen đi ban đêm, và như
vậy thường gặp những loài thú rong rả kiếm ăn ban đêm, như cọp.
Phra Acharn Chob muốn đi về hướng Bắc, gần Chiengmai và Lampang,
và ra đi vào một buổi chiều theo hướng về quận Lomsak trong thị trấn
Petchaboon. Ngài đến gần Dong Luang (Rừng Lớn) và nơi đây gặp dân làng
khuyên Ngài nên ngừng nghỉ qua đêm trong làng trước khi xuyên rừng. Họ
thành thật lo cho tình trạng an toàn của Ngài, nói khu rừng này rộng lớn, và
nếu bắt đầu đi vào buổi chiều thì Ngài sẽ phải ở đêm trong rừng. Ở đó có
nhiều cọp dữ rất có thể tấn công Ngài. Trước đây đã có nhiều khách qua
đường đã làm nạn nhân của cọp khi đi xuyên rừng trong đêm. Họ cung thỉnh
Ngài ở lại làng qua đêm để được an toàn. Họ sẽ để bát Ngài vào sáng hôm
sau, rồi Ngài sẽ tiếp tục lên đường.
Mặc dù dân trong làng lo ngại và khuyên Ngài như vậy, Phra Acharn
Chob vẫn quyết đi. Họ hỏi Ngài có sợ cọp không, Ngài nói sợ, nhưng dù sao
cũng sẽ đi. Ngài nói nếu phải làm mồi cho cọp, thì đó là do nghiệp. Ngài từ
giã và lên đường vào Rừng Lớn. Đi không bao xa thì thấy nơi đâu cũng có