được báo có người tạo phước, và khi đã biết rồi thì thật sự đề cao việc làm phước đó. Không phải chỉ
có thể thọ hưởng những phước báu do thân quyến tạo, nhưng thông thường người tạo phước có
khuynh hướng trước tiên nghĩ đến họ hàng và người thân trước. Như vậy, có thể trực tiếp nêu tên
riêng cá nhân người quá vãng và quả phúc nào mình đã tạo. Phương thức hồi hướng như thế đến
người có liên quan sẽ hiệu quả hơn.
15. Đây là lối nói tượng trưng của người Thái, hàm ý đề cập đến những người ham muốn điều không
thể được như sợ phải đối diện với thực tế, kháng cự với những gì không thể kháng cự,…Tất cả những
thái độ tinh thần tương tự và cố gắng tiếp theo của nó có hai điều hại. Điều đầu tiên (thái độ tinh thần
sai lầm) giống như bơi lội trên đất liền và điểm thứ nhì (cố gắng tiếp theo) giống như chảy máu đầy
ngực. Cả hai đều làm tăng trưởng chứ không phải giảm bớt khổ đau.
16. Đó là quán niệm về bản chất uế trược đáng gớm của thân, khởi đầu với tóc, lông, móng, răng, da.
Có tất cả ba mươi hai đề mục quán niệm về bản chất uế trược của thân. Năm thành phần kể trên là
hình thức tóm tắt, bao gồm những phần bên ngoài của thân, hai mươi bảy phần còn lại nằm bên trong
thân.
17. Đây là dịch từng chữ từ tiếng Pāli, có nghĩa là người si mê hay người bị ô nhiễm hoàn toàn ngự trị
và như vậy thì hoàn toàn mù quáng trước sự thật, không thể hiểu sự thật.
18. Con chó chạy theo chủ mà ở ngoài chủ nó, trong khi quả của nghiệp theo dính liền bên trong tâm
và được tích trữ trong tâm. Nói cách khác, con chó và chủ nó là hai vật rời nhau, còn nguyên nhân của
nghiệp và quả của nghiệp được tích trữ chung trong tâm và là một: tâm.
19. Chính Phra Acharn Chob đã có nói rằng vào một lúc nào trong quá khứ đã có một loại liên hệ nào
đó giữa Ngài và những chúng sanh trong cảnh trời (chư thiên). Tác giả.
Phra Acharn Mun Bhūridatta Thera
Tác giả: Phra Acharn Mahā Boowa Ñāṇasampanno
Dịch sang tiếng Anh: Siri Buddhasukh
Dịch sang tiếng Việt: Sumanā Lê Thị Sương và Sunanda Phạm Kim Khánh
Hiệu đính bản dịch Việt: PT Diệu Hạnh