AJAAN MUN - Trang 355

Ngài, nơi đây người viết xin sám hối với Ngài Phra Acharn Mun là vị thầy
đã giúp người viết “hồi sanh” bằng Giáo Pháp của Ngài.

Ngưỡng nguyện, với năng lực tâm từ vô lượng vô biên Ngài dẫn dắt mọi

người đến hạnh phúc và châu toàn. Ước mong rằng tất cả những ai cảm phục
và kính mến Ngài sẽ vững chắc cương quyết bước theo dấu chân và thành
tựu giống như Ngài. Và ước nguyện xứ Thái thọ hưởng tình trạng tiến bộ,
châu toàn và chung hợp trong Giáo Pháp của Đức Phật.

Mọi lời phê bình của chư vị độc giả, người viết xin chấp nhận tất cả

không biện giải, bào chữa. Mọi lời khen hay khích lệ nào có thể có, người
viết cũng xin chấp nhận với lòng tri ân.

Do oai lực của Tam Bảo, nếu những cố gắng này có nảy sinh lợi ích hay

phước báu nào, xin hồi hướng đến người đọc và những vị đã có công trong
việc ấn hành cuốn sách này. Ước mong tất cả đều khỏe mạnh, tiến bộ và đạt
được ước nguyện của họ trong Phật Pháp.


Tháng 5 năm 2514 PL (1971 DL)

1. Điềm mộng này có ý nghĩa tượng trưng. Người Thái gọi loại gỗ này là “jat”, phát âm tương tự như

chữ “jāti” trong tiêng Pāli có nghĩa là “sinh.”

2. Quán tưởng rằng vật thực này chỉ để cho cơ thể được khỏe mạnh chứ không phải để cho có sắc đẹp,

cho mập hay cho ốm, và chắc chắn không phải để thích thú.

3. Vị Phật Độc Giác có khả năng thành Phật nhưng không đủ khả năng dẫn dắt người khác đắc Quả

Phật. Chỉ Thành Đạo vào khoảng thời gian không có Giáo Pháp của một vị Phật trong thế gian.

4. Saṁvega – tạm dịch ở đây là “nỗi buồn vô hạn”, là một cảm xúc pha lẫn trạng thái bừng tỉnh, nhận

thức sự cuồng si của mình và của người khác, là buông bỏ, không bám níu, là mệt mỏi nhàm chán

hoàn cảnh hiện tại, đôi khi tiềm tàng một loại cảm xúc thương hại hay cảm xúc bi mẫn đối với kẻ

khác. Saṁvega luôn luôn là dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ ở mức độ cao hay thấp và rõ ràng không

phải là kích thích hay thất vọng suông.

5. Theo Phật Giáo, chỉ khi nào chứng đắc Đạo Quả Nhập Lưu (Tu Đà Hườn, Sotāpanna) mới bảo đảm

khỏi phải tái sinh vào cảnh thú. Đạo Quả Tu Đà Hườn như vậy, Đức Phật dạy là hơn chinh phục thế

giới, còn hơn cảnh Trời, còn hơn chinh phục tất cả tam giới một cách không thể tả được.

6. “Kéo cái y” ở đây là dịch từng chữ từ tiếng Thái, có nghĩa là chấp nhận cái y bằng cách kéo hoặc

rút xuống từ nơi nó được phơi hoặc đặt, trên cái xác, trên cành cây hay ở bãi rác. Đây là để phân biệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.