AJAAN MUN - Trang 353

trường. Quân chiến đấu ở đây là trí tuệ, chiến đấu chống ô nhiễm, với sự hỗ
trợ của các pháp thực hành Giáo Pháp khác. Chính trí tuệ chiến đấu chống
lại ô nhiễm, không để nó phá rầy người hành thiền trong cuộc lang thang
trong vòng quanh tái sanh và tái tử. Hành giả lúc nào cũng phải giữ vững trí
tuệ với mình.

“Nơi nào có chướng ngại chặn ngang con đường, nơi ấy các con phải

cương quyết vượt tiến qua. Không nên sợ chết khi đó là kết quả của ý chí
tinh tấn tận diệt mầm mống của sanh và trở thành (tức tái sanh) trong tâm.
Nếu chết phải đến, để cho nó đến bằng nỗ lực quyết tâm. Không để nó đến
với một chiến binh bại trận, tinh thần suy sụp vì đó sẽ là nguyên nhân của
tiếc nuối lâu dài về sau. Không nên sợ thế gian vắng bóng người và trở nên
hoang vu vì không có ai sanh ra để lấp đầy nó. Lối suy nghĩ vô nghĩa lý như
thế có lợi ích gì? Chính vì sự lười nhác và lợi dưỡng mà chúng sanh phải
chịu vô vàn đau khổ, không hy vọng giải thoát.

“Thầy đã dạy tất cả những điều có thể cho các con, không giữ lại điều gì.

Thầy đã giảng giải trọn vẹn với đầy đủ chi tiết với tất cả Giáo Pháp cần thiết
để chứng ngộ chân lý. Chỉ có những điều đôi khi thầy thảo luận và giải thích
riêng là kinh nghiệm của những người có khuynh hướng riêng biệt. Thầy
luôn luôn tận lực cố gắng giúp giải quyết mọi vấn đề của các con cho đến
lúc lìa đời. Khi thầy ra đi, các con sẽ khó tìm được một người có thể trợ giúp
như thế. Có một khoảng cách lớn giữa Giáo Pháp được viết ra hay nói lên
với Giáo Pháp phát hiện trong tâm mỗi người. Một người chưa từng chứng
ngộ định, tuệ, Đạo, Quả và Niết Bàn không thể giảng dạy và hướng dẫn
người khác đến mức chứng ngộ và Thành Tựu như vậy!”

Cũng như giáo huấn cuối cùng mà Đức Phật ban truyền cho các vị tỳ

khưu đệ tử là “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực liên tục
chuyên cần”, và rồi Ngài Mun cố gắng giải thích Phật ngôn trên tỉ mỉ hơn.

Từ “các pháp hữu vi” trong lời dạy cuối cùng này của Đức Phật có nghĩa

là tất cả các vật được cấu thành, nhưng trong ngữ cảnh của bài kinh mà Ngài
đề cập đến, có nghĩa là những gì ở trong tâm của một người, không phải tất
cả những vật ở ngoài tâm. Điểm này nhấn mạnh đến Đế Thứ Nhì trong Tứ
Diệu Đế: Tập Đế, nguyên nhân phát sanh khổ, làm cho tâm chao động và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.