với cách nhận cái y như vậy từ tay của tín chủ, và y loại này được gọi là pansukulo trong tiếng Pāli,
nghĩa là “y bằng vải lượm trong đống rác.”
7. Định, samādhi, ở tầng đầu tiên có tên là khaṇika, định tạm thời, hay tạm định. Đây là tâm an trụ
tạm thời cho người chưa có rèn luyện tâm. Trạng thái tâm định này không đủ khả năng tiếp nhận
những thông điệp từ bên ngoài, hoặc giao tiếp với các chúng sanh vô hình. Định, samādhi, ở tầng thứ
ba được gọi là appaṇā, hay toàn định, trạng thái định trọn vẹn, quá thâm sâu để nhận các thông điệp
từ bên ngoài và giao tiếp với chúng sinh vô hình. Tầng appaṇā toàn định này dùng để ẩn dật và nghỉ
ngơi để tĩnh dưỡng tình thần, hoặc để củng cố tầng định thứ nhì có tên là appaṇā, cận định.
8. Wan phra, ngày giới,tức ngày mồng một, mồng tám, rằm, hai mươi ba và ba mươi, tính theo âm
lịch.
9. Vòng quay ba lớp – tạm dịch từ “vaṭṭa”, có nghĩa là vòng quay ba lớp của ô nhiễm, nghiệp, và quả -
tức ô nhiễm, những hành động được ô nhiễm trợ giúp, và những hậu quả đối với tâm do những hành
động do ô nhiễm tạo nên rồi lại tạo thêm những ô nhiễm mới. Như thế vòng quay này liên tục không
ngừng.
10. Có ba hạng deva (trời) là: sammatideva, những vị trời theo phong tục tập quán, ám chỉ những vị
vua. Theo phong tục, trong tiếng Pāli người ta dùng từ deva (trời) để tôn trọng xưng hô với những vị
vua. Hạng thứ nhì là uppatideva, những vị sanh ra là trời, hàm ý những chúng sanh vô hình trong cảnh
trời. Những vị này có thể phân làm ba loại: các vị trời trên quả địa cầu, những vị trên các cảnh trời và
các vị trời cao hơn hết được gọi là Brahma, Phạm Thiên. Loại trời thứ ba được gọi là visuddhideva,
những vị trời có tâm tuyệt đối trong sạch, ám chỉ những Thánh Đệ Tử cao cả nhất, chư vị A La Hán.
Ngài Acharn giờ đây đã trở thành bậc visuddhideva do sự chứng đắc cùng tột của Ngài.
11. Các vị trời không quỳ lạy ba lạy giống như cảnh người. Thay vào đó, họ chọn cách đi nhiễu ba
vòng quanh Ngài, tốn nhiều thời gian, nỗ lực và phải tự kiểm soát hơn.
12. Theo lối thi tài này người ca sỹ phải chính sáng tác lời ca và trình bày liền tại chỗ. Không bên nào
có thể chuẩn bị trước, vì ban giám khảo chọn đề tài ngay vào lúc bấy giờ, sau đó ca sỹ phải lập tức bắt
đầu cất giọng - tranh luận hay giả vờ cãi nhau bằng văn vần, không bao giờ bằng văn xuôi. Người thi
tài mà lập bập hay do dự, ăn nói không trôi chảy như đối thủ mình thì được xem là thua cuộc. Do vậy
mẹo là phải tìm từ kết thúc khó ghép vần. Thì người bắt đầu chỉ đọc một phần của bài hát và để đối
thủ tiếp tục bài thơ có từ cuối phải vần với từ cuối của từ kết thúc phần trước.
13. Như Ngài Acharn tác giả nói ở một nơi khác, “Sợ chết thì sẽ chết trở lại.”
14. Thọ hưởng phước báu của người khác tạo có nghĩa là được báo cho biết là có người làm phước và
rồi hoan hỷ đánh giá cao việc làm phước ấy. Điều này có thể có được nhờ hai điều như kể trên, tức là