nhiều người tưởng lầm ông là một nhạc sĩ tài ba đến trình diễn tại New York,
mà không phải là một nhà bác học đã làm đảo lộn quan niệm của con người về
Vũ Trụ.
Tại Hoa Kỳ, Weizmann và Einstein được tiếp đón rất trịnh trọng. Tuy hai nhân
vật này chỉ đi bênh vực cho một chủ nghĩa Do Thái, nhưng họ được coi như hai
người đại diện thực sự cho dân tộc Do Thái vậy. Einstein đã diễn thuyết tại
nhiều nơi bằng tiếng Đức, vì lúc đó ông không thạo tiếng Anh lắm. Vào ngày 9
tháng 5 năm đó, Einstein được trao tặng văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự của trường
Đại Học Princeton và vị Viện Trưởng đã ca tụng bằng tiếng Đức “một
Christopher Columbus của Khoa Học, đã băng qua các đại dương của tư tưởng
mới lạ”. Sau khi rời Hoa Kỳ, Einstein sang nước Anh rồi trở về Berlin vào
tháng 7 năm 1921.
Cuộc hành trình của Albert Einstein đã khiến cho sự giao hảo giữa các nhà
bác học Mỹ, Anh và Đức được khả quan hơn. Vì vậy, vài nhà bác học Pháp đã
đề nghị mời Einstein sang Paris, tuy rằng tại nơi đây, người ta chưa quên mối
thù Pháp-Đức cũ. Trong số các người chủ trương ý tưởng trên, có Paul Painlevé
và Paul Langevin là hai nhà toán học. Langevin đề nghị dùng một phần lợi tức
của trường Collège de France để mời Einstein sang Pháp. Painlevé tán thành
nồng nhiệt trong khi nhiều nhà bác học Pháp lại phản đối ra mặt.
Tại nước Đức, các nhóm tương tự cũng muốn bắt buộc Einstein từ chối nhưng
vào thời kỳ đó, cả hai nhóm trên tại Pháp và Đức đều chưa đủ mạnh nên chưa
thể ngăn trở cuộc hành trình. Einstein nhận lời sang Pháp. Langevin cùng
Charles Nordmann, một nhà thiên văn, tới Jeumont gần biên thùy nước Bỉ, để
đón Einstein. Thời đó, một nhóm thanh niên ái quốc Pháp định tổ chức một
cuộc phản đối tại nhà ga. Langevin được tin đó do cảnh sát cho biết. Ông ta
quyết định cho xe lửa chở Einstein ngừng tại một ga nhỏ, không có người đứng
đón, rồi dùng xe điện ngầm về khách sạn có ngờ đâu rằng trong khi đó, con trai
ông và các sinh viên khác đang mỏi mắt trông chờ được ngưỡng mộ nhà đại bác
học tại ga chính.
Albert Einstein tới Paris vào ngày 22-3-1922. Ngày 31, ông diễn thuyết tại
Collège de France. Chỉ những người nào yêu thích Khoa Học và không có ý
định biểu tình phản đối mới nhận được giấy mời. Ngày hôm đó, Painlevé là