ALBERT EINSTEIN - CON NGƯỜI VĨ ĐẠI - Trang 36

Vậy lực tương tác F giữa hai hạt cũng là bất biến trong phép chuyển đổi

Galileo giữa S và S. Khi xét một hạt riêng biệt, tổng các lực do các hạt khác tác
dụng lên nó là chỉ phụ thuộc vào các khoảng cách cho nên hoàn toàn như nhau
trong hai hệ S và S. Vậy lực tổng hợp tác dụng lên một hạt bất kỳ cũng là bất
biến trong phép chuyển đổi Galileo giữa S và S .

Cuối cùng kết hợp khối lượng và gia tốc của một hạt nào đó là không

đổi trong phép chuyển đổi Galileo giữa S và S ta suy ra phương trình Ðịnh luật
II Newton là phương trình hiệp biến đối với phép chuyển đổi S và S tức là bất
biến. Chúng ta cũng có thể chứng minh phương trình Ðịnh luật III Newton là
phương trình hiệp biến đối với phép chuyển đổi S và S.

Hãy tiếp tục xét phép biến đổi Galileo trong trường điện từ mà cụ thể là

với ánh sáng để xem phép biến đổi Galileo có vận dụng một cách phù hợp
không ?

II THUYẾT TƯƠNG ÐỐI HẸP (SPECIAL RELATIVITY)
1. Những cơ sở thực nghiệm

TOP

2. Thí nghiệm Michalson-Morley

TOP

Cuối thế kỷ 19 đa số các nhà vật lý tin rằng vũ trụ được lắp đầy bởi một

môi trường vật chất đặc biệt gọi là ether hỗ trợ cho sự lan truyền của sóng điện
từ. Ðiều giả thuyết nầy dựa vào cơ sở là các sóng cơ học đều cần một môi
trường trung gian để truyền tương tác. Aïnh sáng đi qua ether với tốc độ là c
bằng nhau theo mọi hướng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.