trong đó I1, I2 lần lượt là cường độ của hai tia sáng thành phần cùng đi vào
ống ngắm G. Thí nghiệm được làm lại nhiều lần trong điều kiện người ta quay
dụng cụ thí nghiệm theo những góc khác nhau so với trục OX nhưng vẫn giữ
nguyên phương chuyển động của S so với S là OX.
Sự tính toán bằng công thức hợp tốc Galileo cho ta kết qủa là theo những
góc khác nhau thì hiệu số pha của các tia sáng thành phần đi vào ống ngắm G là
khác nhau. Tức là cường độ sáng tổng hợp trên màn giao thoa khác nhau.
Theo tính toán thì cường độ sáng tổng hợp trong ống ngắm G sẽ thay đổi
rất lớn, rất dễ quan sát khi mà ta quay dụng cụ thí nghiệm theo những góc khác
nhau. Nhưng thực tế người ta không quan sát được sự thay đổi cường độ sáng
khi quay dụng cụ thí nghiệm. Tức là hiệu số pha và hiệu thời gian truyền của
hai tia sáng là như nhau.
Thí nghiệm nầy có thể chứng tỏ ánh sáng truyền theo mọi phương với cùng
vận tốc là c chứ không tuân theo công thức cộng Galileo. Không thể có vận tốc
lớn hơn c.
3-Thí nghiệm Sitter về quan sát hệ sao đôi
TOP
Năm 1913 de Sitter đã bác bỏ phép cộng vận tốc Galileo đối với ánh sáng
trên cơ sở quan sát chuyển động của các ngôi sao đôi.