sáng khác hẳn với tốc độ ánh sáng trong các hệ qui chiếu quán tính khác.
Nhưng những thí nghiệm đó không đạt được kết qủa.
Năm 1905
Einstein
phát biểu nguyên lý tương đối về sự bình đẳng của
các hệ qui chiếu quán tính cụ thể bằng hai tiên đề sau:
Tiên đề 1: Mọi hiện tượng Vật lý (Cơ, nhiệt, điện, từ ...) đều xảy ra
như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. Ðiều nầy cho thấy các phương trình
mô tả các hiện tượng tự nhiên đều có cùng dạng như nhau trong các hệ qui
chiếu quán tính.
Tiên đề 2: Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không
đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính.
Giả thuyết 1 phủ định sự tồn tại của một hệ qui chiếu quán tính đặc biệt ví dụ
như một hệ qui chiếu đứng yên thật sự. Nói cách khác mọi hệ qui chiếu quán
tính là hoàn toàn tương đương nhau. Từ tiên đề nầy các nhà khoa học khẳng
định không thể tồn tại một môi trường ether truyền sóng điện từ (ánh sáng) với
một vận tốc khác biệt các hệ qui chiếu khác.
Phép biến đổi GALILEO làm cho các phương trình NEWTON bất biến.
Điều đó không có gì xung đột với giả thuyết thứ nhất của Einstein tuy nhiên khi
xét đến thời gian thì trong thực tế định luật Newton thứ hai sẽ phải bổ sung lại.
Dựa vào giả thuyết 2 ta có thể giải thích thí nghiệm Michelson và thí
nghiệm Sitter vì vận tốc truyền ánh sáng là như nhau theo mọi phương nên
không thể sử dụng công thức cộng vận tốc Galileo cho ánh sáng.
III. TÍNH ÐỒNG BỘ (SYNCHRONIZATION)
TOP
Theo cơ học Newton thì tất cả các đồng hồ có thể được cho đồng bộ như
nhau bất kể sự chuyển động tương đối của các hệ. Ðiều nầy được chứng minh
từ phép biến đổi Galileo.
Ðồng bộ là gì: Ví dụ có hai đồng hồ chạy hoàn toàn đúng như nhau. Ta
đặt một cái tại trái đất, cái còn lại đặt trên tàu vũ trụ quay quanh mặt trăng. Vào
cùng một thời điểm nào đó cả hai được điều chỉnh cùng một gía trị như nhau,
sau đó nhiều tháng, nếu hai đồng hồ cùng chỉ một giá trị như nhau vào cùng
một thời điểm quan sát ta nói hai đồng hồ đó là đồng bộ.
1. Sự chậm lại của thời gian (TIME DILATION)
TOP
Theo giả thuyết Einstein người ta có thể kết luận được rằng: các đồng hồ
đồng bộ trong cùng một hệ qui chiếu quán tính thì sẽ không đồng bộ khi đặt nó
trong hai hệ qui chiếu quán tính khác nhau ( Một hệ qui chiếu đang đứng yên
còn một hệ qui chiếu đang chuyển động tương đối so với hệ đứng yên)
Ta quay lại thí nghiệm hai hệ qui chiếu quán tính S và S trong đó S đi ra
xa S theo chiều dương OX với vận tốc u. Trong hệ qui chiếu S ta có đặt một