Sao đôi là hai ngôi sao ở gần nhau, chuyển động xung quanh một trọng
tâm. Nếu một ngôi sao nặng hơn ngôi sao kia rất nhiều thì ngôi sao nhẹ sẽ
chuyển động xung quanh ngôi sao nặng như một vệ tinh. Ðể đơn giản ta xem
ngôi sao nặng là đứng yên còn ngôi sao nhẹ chuyển động xung quanh với vận
tốc v (Hình 1.4).
S là khoảng cách từ ngôi sao đến bề mặt trái đất.
Ta có thể chọn được một số hệ ngôi sao đôi thỏa tính chất trên để quan
sát. Nhưng trên thực tế ta không bao giờ quan sát được. Như vậy không thể
chấp nhận phép cộng vận tốc Galileo cho ánh sáng.
4. Thuyết tương đối hẹp của Einstein
TOP
Nguyên lý tương đối trong cơ học Newton nói rằng các hiện tượng cơ học
đều xảy ra như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính nhưng không nói rõ các
hiện tượng khác như là nhiệt, điện, từ có xảy ra như nhau trong mọi hệ qui
chiếu quán tính ? Theo phần điện từ trường ta thấy tương tác từ xảy ra chủ yếu
là do dòng điện tức là do chuyển động của các hạt mang điện. Như vậy có thể
trong các hệ qui chiếu quán tính khác nhau các hiện tượng điện từ sẽ xảy ra
khác nhau. Nhiều thí nghiệm được thực hiện với các hệ qui chiếu quán tính
khác nhau với mục đích tìm ra một hệ qui chiếu quán tính mà ở đó tốc độ ánh