Trong những năm cuối đời, Einstein vẫn không ngừng nỗ lực xây dựng lý
thuyết về Trường thống nhất (Unfided Field Theory) nhằm chứng minh tính
chất hòa hợp và đồng nhất của tạo vật. Theo Einstein, các định luật vật lý học
chi phối nguyên tử nhỏ bé cũng có thể áp dụng đối với những vật thể lớn lao
trong không gian. Do đó lý thuyết về Trường thống nhất của Einstein giải thích
được mọi hiện tượng vật lý theo một khuôn mẫu cố định. Lực hút, điện lực, từ
lực và nguyên tử lực tất cả đều là những lực có thể giải thích được bằng một lý
thuyết duy nhất. Năm 1950, sau gần nửa đời nghiên cứu, Einstein lần đầu tiên
trình bày lý thuyết Trường thống nhất của ông trước thế giới. Ông ngỏ ý tin
rằng thuyết này nắm giữ được chìa khóa của vũ trụ, thống nhất trong một quan
niệm, từ thế giới cực nhỏ và quay cuồng của nguyên tử đến không gian mênh
mông của các thiên thể. Vì những khó khăn về toán học nên thuyết của Einstein
vẫn chưa được những sự kiện vật lý học kiểm chứng toàn bộ. Tuy vậy Einstein
vẫn vững tin rằng lý thuyết về Trường thống nhất của ông giải thích được “tính
chất nguyên tử của năng lượng” và chứng minh được sự hiện hữu của một vũ
trụ có sắp đặt rất trật tự.
Tư tưởng triết lý đã gây cảm hứng và hướng dẫn Einstein qua bao nhiêu năm
nỗ lực, và những phần thưởng cho những nỗ lực đó, đã được
Einstein
trình bày
trong bài giảng về nguồn gốc Lý thuyết tổng quát về tương đối tại trường đại
học Glasgow năm 1933.
“Kết quả cuối cùng rất giản dị, bất kỳ một sinh viên thông minh nào cũng có
thể hiểu được một cách dễ dàng. Nhưng chỉ có thể hiểu được sau khi trải qua
những năm âm thầm tìm kiếm một sự thật mà người ta chỉ cảm thấy chứ không
thể nói lên được. Người ta chỉ có thể hiểu được điều đó khi lòng ham muốn lên
đến mức cuồng nhiệt, và khi đã trải qua những giai đoạn tin tưởng rồi nghi
ngờ, nghi ngờ rồi tin tưởng cho tới một lúc nào đó, bừng hiểu rõ được sự thật
sáng sủa”.
Trong một dịp khác,
Einstein
đã bộc lộ cá tính tinh thần của ông:
“Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa của con người là cảm xúc trước sự huyền bí.
Chính cảm xúc này đã khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không
còn có những cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và chỉ biết đứng ngẩn
người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con
người không sao giải thích nổi, là vì nó chỉ biểu lộ ra khi mà khả năng ít ỏi
đáng buồn của chúng ta chỉ hiểu được những hình thức thấp kém của cái quy