hùng, còn lại đều được tặng thưởng huân chương Lenin. Đến chiều tối lại
có tin mới hơn, sốt dẻo hơn do người đứng đầu vui tính của ban an ninh
Taskent thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Uzbekistan mang đến cùng rượu
sâm banh và hoa quả. Ông ta thề rằng đã biết tin này từ các nhân vật đứng
đầu của Uzbekistan, còn họ biết được từ Moxcva. “Các chàng trai ạ, nói
chung là, – vị khách Uzbekistan vừa cười vừa bỏ lê, táo, hồng vào các ngăn
tủ ở đầu giường bệnh nhân, – phải đến năm hoặc sáu người được phong
Anh hùng Liên Xô, còn lại là huân chương Lenin và Cờ đỏ”.
Thật bất ngờ đối với chính bản thân nhưng người trở thành Anh hùng. Ở
Moxcva họ được đón tiếp thu đáo ân cần nhưng ban lãnh đạo lúng túng. Họ
được phái đi làm nhiệm vụ bình thường là bảo vệ đại sứ quán, thế mà lại
xảy ra chuyện khi đó là hoàn toàn không thể hiểu nổi: Tất cả mọi người đều
được thưởng huân chương cao nhất! Một cán bộ an ninh làm việc cần mẫn
hàng chục năm cũng không dám mơ đến huân chương Cờ đỏ và huân
chương Lenin. Đợt công tác vẻn vẹn có một tuần. Đối với các liệt sĩ thì
không có gì đáng bàn – nhất định phải khen thưởng. Không ai ghen tị với
người chết cả. Nhưng với người sống thì phức tạp hơn. Phải lập hồ sơ đề
nghị khen thưởng lấy chữ kí, gửi công văn qua lại. Sau đó tất cả được
chuyển lên trên và mọi sự rơi vào im lặng. Cứ như là không có ngày 27
tháng mười hai ấy, không có Cabul, không có lâu đài Dar – ul – aman.
Đã hé mở, có vẻ như vậy một trang sử bí ẩn được cất giấu, giữ gìn cẩn
mật – trang sử về cuộc tấn công lâu đài tổng thống và các mục tiêu khác ở
Cabul.
Hạ sĩ Zudin nói:
- Nhưng chúng ta vẫn chưa trả lời câu hỏi mà tôi nghĩ không kém phần
thú vị: Babrac đã ở đâu đêm hôm đó? Ông ta và cán bộ trưởng tương lai của
mình đã làm gì trong những ngày sau đó, vì đến tận ngày 7 tháng giêng, tức
là hai tuần sau khi giành chính quyền, nhà lãnh đạo mới của đất nước mới
xuất hiện trong dinh của mình ở lâu đài Arc. Để hiểu thêm tình hình, chúng
ta hãy quay trở lại với ngày 14 tháng mười hai năm 1979, khi Babrac và các
chiến hữu của ông phải cấp tốc rời khỏi Bagram. Valentin Ivanovieh Sergin,