và mở rộng hơn trong “lí thuyết phá hoại” của Bacunin (Bacunin M.A.
(1814-1876): Nhà cách mạng Nga, lí thuyết gia của chủ nghĩa vô chính phủ,
nhà tư tưởng của phái dân tuý cách mạng). Trong tác phẩm của mình ông
này khăng khăng ý tưởng thừa nhận chỉ một hành động – sự phá hoại, và đề
nghị sử dụng chất độc, dao găm và dây thừng như những phương tiện đấu
tranh. Các nhà cách mạng, theo Bacunin, cần như câm điếc trước tiếng rên
rỉ của người bị giết hại, không chấp nhận bất cứ sự thoả hiệp nào. Ông ta
nói mảnh đất Nga cần được rửa sạch bằng kiếm và lửa. Giáo điều “tuyên
truyền bằng hành động” được những kẻ vô chính phủ giương lên những
năm 70 của thế kỷ XIX. Bản chất của nó là không phải lời nói mà chỉ
những hành động khủng bố mới có thể thức tỉnh quần chúng gây áp lực với
chính phủ. Ý tưởng này sau đó cũng được Cropotkin (Cropotkin P.A (1842-
1921): Nhà cách mạng Nga, lí thuyết gia của chủ nghĩa vô chính phủ, nhà
tư tưởng của phái dần tuý cách mạng) nêu ra khi khẳng định tư tưởng vô
chính phủ là “sự kích động liên tục bằng lời lẽ hay văn bản, bằng dao, súng
và thuốc nổ”.
Cuối thế kỷ XIX, vai trò đặc biệt trong việc tuyên truyền cho chủ nghĩa
khủng bố ở châu Âu và Mỹ thuộc về Johann Most, người cổ suý cho việc sử
dụng “các phương tiện dã man chống chế độ dã man”. Chủ nghĩa khủng bố
trở thành hiện tượng thường ngày trong đời sống xã hội từ cuối thế kỷ XIX.
Đại diện cho khuynh hướng này là các phần tử dân tuý ở Nga, quốc gia cấp
tiến ở Ireland, Macedonia, Serbia, vô chính phủ ở Pháp của thập kỷ 90, và
các phong trào tương tự ở Italia, Tây Ban Nha và Mỹ. Trước đại chiến thế
giới I, chủ nghĩa khủng bố được coi là công cụ của phe cánh tả. Nhưng sử
dụng nó thực chất chỉ có những cá nhân không có cơ sở chính trị cũng như
các phần tử quốc gia không thuộc phe cánh tả mang định hướng xã hội chủ
nghĩa mà thôi. Chiến tranh kết thúc, phe cánh hữu, bọn quốc xã li khai và
phát xít Italia, Đức, Pháp, hung, “Đội cận vệ sắt” ở Rumani lại vũ trang
bằng chủ nghĩa khủng bố. Những vụ khủng bố lớn nhất thời kì đó là vụ giết
hại Kerl Liebknecht và Rosa Luxemburg (các lãnh tụ đảng Cộng sản Đức
và Quốc tế cộng sản) năm 1919, vụ ám sát vua Nam Tư Alecxander và thủ