tướng Barth của Pháp năm 1934. Nền tảng của các phong trào đó là những
hệ tư tưởng khác nhau, nhưng thực tế thì những phe nhóm đó, dù thế này
hay thế khác, đều tuân theo các luận điểm của học thuyết “triết học quả
bom” hay “tuyên truyền bằng hành động”.
Bước vào thế kỷ XX bản chất của chủ nghĩa khủng bố không thay đổi.
Hơn nữa chủ nghĩa khủng bố lúc này bao quát cả mộ phổ rộng các hiện
tượng vô cùng đa dạng: Từ ám sát chính trị đến thảm sát hàng loạt dân lành
trong các cuộc nội chiến. Nếu đối với các nhà dân tuý Nga, các chiến sĩ của
phong trào “Một tháng Ba”, các đảng viên xã hội cánh tả Nga, việc thực
hiện các hành động khủng bố được coi là hành động tự nguyện hi sinh, tự
sát vì lợi ích của xã hội thì đối với các phần tử của “Lữ đoàn đỏ” lại là hành
vi tự khẳng định. Hiện nay chủ nghĩa khủng bố dù “đỏ” hay “đen”, phát xít
hay phát xít mới đều không khác nhau là mấy và có rất ít điểm chung với
các hành động khủng bố do những người dân tuý Nga thực hiện. Đó là vì
chủ nghĩa khủng bố hiện nay chỉ có một mục tiêu dẫn dắt là cướp chính
quyền. Không hề có chút gì là vì “lợi ích xã hội”.
Trong thế kỷ XX chủ nghĩa khủng bố được nâng lên cấp độ nhà nước.
Điều này trước đây nhân loại chưa từng chứng kiến. Nhà nước khủng bố
“đàn áp” công dân của mình bằng sự vô pháp luật trong nước, khiến họ
luôn cảm thấy yếu ớt và bất lực. Nhà nước đó cũng không thay đổi hành vi
cư xử cả ở ngoài biên giới của nó và trong cộng đồng quốc tế. Nước Đức
phát xít đã chà đạp Ba lan ngay trước mắt mọi người. Đó là bài học cho cả
châu Âu và thế giới. Mỉa mai thay nhiều quốc gia đã vội vã biểu lộ lòng
trung thành của mình đối với “nhà nước láng giềng – kẻ cướp” ấy! Làm thế
nào được, nếu tên kẻ cướp quá mạnh?
Ngày nay truyền thống kẻ cướp ấy đã phát huy sức mạnh ở nhiều khu
vực Liên Xô cũ. Khuynh hướng dùng vũ lực đoạt cho mình, dù là với mục
đích cao quý đến mấy, cũng sẽ khiến nẩy những chồi độc trên cái cây chủ
nghĩa khủng bố nhà nước. Và điều đáng sợ nhất là những chồi độc đó đang
lớn nhanh Armenia, Azerbaizan, Oxetia, Moldova đã bị kéo vào cuộc chiến.
Thỉnh thoảng đâu đó lại vang lên những lời chỉ trích và đe dọa lẫn nhau ở