ALFA SIÊU BIỆT ĐỘI NGA - Trang 11

Trích hồ sơ “ALFA”

Chủ nghĩa khủng bố là một trong những tội ác ghê tởm đáng kinh sợ nhất

chống lại toàn nhân loại. Brutus (Mark Juni, 85-42 trước CN, nhà độc tài trị
vì đế chế La Mã thời cổ đại) ám sát Ceasar (102 hoặc 100-44 trước CN) –
giết một kẻ độc tài. Ông ta có phải là một tên khủng bố không? Chắc chắn
là như vậy. Nhưng kẻ giết người biết rằng hệ thống những giá trị tồn tại
trong khuôn khổ cơ cấu chính trị của đế quốc La Mã sẽ biện minh cho ông
ta. Vâng, chủ nghĩa khủng bố như một hiện tượng của đời sống con người
đã được biết đến từ lâu. Ngay từ thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, ở xứ
Judea đã tồn tại hoạt động băng nhóm bí mật mang tên “Xikari” (Xika:
Nghĩa là dao găm hay đoản kiếm) chuyên giết những đại biểu quý tộc Do
Thái hợp tác với người La Mã. Còn Thomas Aquinas (1224-1274: Nhà thần
học và triết học kinh viện) và các linh mục Thiên Chúa giáo rao giảng ý
tưởng phải giết những kẻ cầm quyền bị họ coi là thù địch với nhân dân.
Thời Trung cổ, đại diện các giáo phái Hồi giáo trong cộng đồng dân cư
Athena sát hại các tổng trấn và lãnh chúa. Đó cũng là thời kì nạn khủng bố
chính trị hoành hành bởi những băng đảng bí mật ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Năm 1848 nhà tư tưởng cấp tiến người Đức Charles Heinsen chứng minh

rằng lệnh cấm giết người không thể đem ra áp dụng trong các cuộc tranh
giành chính trị và việc sát hại hàng trăm, hàng nghìn người có thể được biện
minh nếu xuất phát từ “lợi ích tối cao” của nhân loại. Heinsen về mặt nào
đó có thể coi là người đặt nên móng cho học thuyết chủ nghĩa khủng bố
hiện đại. Trong các tác phẩm của ông ta có thể tìm thấy không ít tư tưởng
đồng điệu với những quan điểm ý thức hệ của chủ nghĩa khủng bố hiện đại.
Ông ta cho rằng để chống lại sức mạnh và kỷ luật của một đội quân phản
động cần phả sử dụng thứ vũ khí mà với nó một nhóm người nhỏ có thể
gieo rắc sự hỗn loạn tột độ. Heinsen đặt hi vọng vào hơi độc, tên lửa và
nhấn mạnh đến việc tìm kiếm những phương tiện giết người mới. Đó chính
là thứ “triết học quả bom” xuất hiện vào thế kỷ XIX, mặc dù cội rễ của nó
xuất phát từ sự biện minh cho hoạt động ám sát những kẻ độc tài trong lịch
sử Hy Lạp cổ đại. Học thuyết “triết học quả bom” tiếp tục được phát triển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.