bộ nhóm khủng bố bị kết án tử hình. Tưởng bản án này đã khép đại hoàn
toàn tấn thảm kịch đẫm máu… Nhưng không! Câu chuyện vẫn còn tiếp tục.
Cách đây không lâu, ở Gruzia có một làn sóng kích động mới được dấy lên:
Người ta lôi bộ hồ sơ vụ án khỏi giá lưu trữ và định biến lũ kẻ cướp, quân
khủng bố, giết người trở thành các thánh tử đạo của nhân dân Gruzia và gọi
đó là “các chiến sĩ đấu tranh cho tự do và độc lập dân tộc”. Nhưng ý đồ đó
đã thất bại. Trong câu chuyện này cũng có khá nhiều điều thú vị.
Dưới đây là lời kể của những người trong cuộc:
V.Gaxoian:
- Nếu như Gamxakhurdia còn nắm quyền hành thêm một thời gian nữa,
thì có lẽ bọn cướp sẽ trở thành các anh hùng mất. Còn chúng tôi thì thành
kẻ có tội. Năm 1983, một đêm, khi tôi mới từ quân y viện trở về, có người
bấm chuông cửa nhà tôi nhiều lần. Tôi nhìn ra thấy mấy người đàn ông. Tôi
hỏi: “Ai đấy?”. Có tiếng trả lời: “Mở cửa ra, chúng tôi là dự thẩm viên
KGB đến mời anh đi trả lời thẩm vấn”. Tôi nói họ: “Các anh hãy đến gặp
tôi ở cơ quan vào ngày mai nhé!”. Họ đứng một lúc rồi bỏ đi. Tôi nhìn qua
cửa sổ: Những người này lên một chiếc xe hơi không biển số và phóng vù
đi. Hôm sau tôi tự đến trụ sở KGB. Người ta nói không hề cử ai đến cả và
hứa sẽ cho người giám sát nhà tôi. Điều đó có được thực hiện hay không thì
tôi không biết, nhưng sau đó không thấy ai đến quấy rầy nữa. Tất nhiên, tôi
rất bồn chồn, lo lắng. Tôi còn có bốn đứa con nhỏ. Sau đó tôi sang Cuba
công tác. Cứ ngỡ ngần ấy năm trôi qua, chắc không ai còn nhớ sự kiện này.
Nhưng không! Báo chí bắt đầu bôi nhọ: Tại sao vụ án chưa được điều tra
xong đã phong danh hiệu anh hùng. Làm sao chúng tôi biết được? Từ Cuba
tôi trở về mang theo được ít tiền. Tôi lên Sở thương mại đề nghị: “Hãy bán
cho tôi một chiếc xe theo tiêu chuẩn cán bộ đông con hay Anh hùng”.
Người ta trả lời: “Anh là anh hùng Liên Xô. Nay Liên Xô không còn, có
nghĩa là xe cho anh cũng không có?”. Tôi không hối hận vì ngày đó đã bắn.
Bọn cướp lao vào chúng tôi, bắn chết đồng nghiệp ngay trước mắt, chẳng lẽ
phải xoa đầu chúng?
A.Cardapkhadze: