đội đất nhô lên, mảnh dẻ như tia nắng. Và lại một ngôi nhà nghỉ ngoại ô,
chỉ có điều không nhỏ bé giản dị như ngôi nhà ở ngoại ô Moxcva mà là cả
một cung điện thực thụ thu nhỏ. Đó là dinh thự của bí thư thứ nhất Trung
ương Đảng cộng sản Uzbekistan Rasidov. Bữa tối có rượu, bữa sáng có năm
món tùy chọn, những người đẹp phục vụ bàn chu đáo, khiêm nhường. Các
chiến sĩ dạo khắp ngôi biệt thự, ngạc nhiên vì điều kiện sống cao cấp ở đây.
Họ ở lại biệt thự vẻn vẹn hai ngày. Hành trình tiếp theo vượt qua biên giới
Liên Xô – Afghanistan trên rặng núi Ginducusa và dừng ở Bagram là đất
Afghanistan. Các vị bộ trưởng thất sủng và đội bảo vệ không còn được thào
đón trong các biệt thự lộng lẫy mà là căn hầm đào sẵn gần sân bay. Thời
gian dừng lại Bagram của nhóm đặc nhiệm “A” hết sức ngắn ngủi. Ngày 14
tháng mười hai, tín hiệu báo động cắt ngang bữa tồi. Một chiếc máy bay
vận tải không phù hiệu đỗ gần sát căn hầm. Viên phi công không tắt động
cơ. Trong đám mây cát bụi, các chiến sĩ đặc nhiệm vội vã kèm Babrac
Carmal, Anahita, Vatandjara và Nur lên máy bay, chuyển đồ đạc của họ, rồi
ném vội tư trang của mình lên theo. Máy bay cất cánh, đột ngột lấy độ cao.
Trong khoang mọi người bắt đầu khó thở vì thiếu oxy, viên chỉ huy mời
khách vào ca bin của ông ta. Tám chiến sĩ đội đặc nhiệm “A”, bốn vị khách
Afghanistan và tổ lái chen chúc trong buồng lái. Mọi người đều im lặng.
Không ai đoán được lí do của việc rời Bagram vội vã như vậy. Có lẽ đã xảy
ra chuyện nằm ngoài kế hoạch. Babrac và những con người lưu vong xa tổ
quốc này đang bay đi đâu? Họ có còn dịp ngắm nhìn lại những đỉnh núi
thông thái bạc đầu trên rặng Ginducusa, những mái lều thưa thớt tựa đàn
cừu chạy tản mát trên thung lũng dọc các triền đồi mờ sẫm, những dòng
suối xanh, mỏng mảnh như mạch máu trên tay con trẻ? Vì đâu Alah trừng
phạt họ như vậy? Họ đã làm cách mạng, đã ngồi tù, đâu phải cho tên khát
máu Amin cai quản đất nước. Tại sao Carmal, một trong những người sáng
lập Đảng, cánh tay phải của “người thầy vĩ đại” Nur Taraki, phải đơn độc
phiêu bạt trên khắp nẻo đường châu Âu như khách hành hương. Theo lời
khuyên của các đồng chí Nga, Babrac đọc vào băng ghi âm lời kêu gọi gửi
tới nhân dân của mình. Lời kêu gọi có những câu tuyệt hay: “Sau những
thống khổ và giày vò cùng cực ngày tự do và hồi sinh của tất cả các dân tộc