“Chuyện này tìm người trẻ tuổi thì có tác dụng gì? Tưởng tôi ngốc à? Đây là
chị tôi”, Diệp Lý giơ tay, thản nhiên ngồi xuống, rung đùi giới thiệu, “Quan hệ rất
tốt với tôi, các cậu gọi là chị Phùng nhé. Chị tôi là phóng viên tốt nhất của Yến
Bắc, chúng ta nói chuyện này với chị, đăng lên báo là bảo đảm nỗi oan của cậu sẽ
được rửa sạch, không chừng còn có thể được trường khen thưởng đấy”.
Càng nghĩ càng đắc ý, chân Diệp Lý rung mạnh đến nỗi giống bị bệnh
Parkinson
2
.
[2] Hay còn gọi là PD, là một dạng rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh
trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ
của bệnh nhân.
“Đừng vội đắc ý”, chị Phùng cười nói, “Những lời cậu nói tôi không đảm
bảo chắc chắn được, tôi sẽ viết theo đúng sự thật”.
Chị Phùng này nói chuyện lúc nào cũng mỉm cười, thái độ cũng thành thật,
không huênh hoang, Trần Khinh có cảm giác Diệp Lý lần này không phải là làm
quấy quá cho xong.
Cô gật đầu: “Chuyện là thế này ạ…”.
Trong quán nhỏ vắng vẻ, cây bút trong tay nữ phóng viên “sột soạt” ghi
chép, Trần Khinh cúi đầu, cằm di chuyển lên xuống, giọng nói dịu dàng thi
thoảng bị cắt ngang bởi giọng con trai đắc ý, thời gian cứ thế trôi qua đến khi
ráng chiều tắt hẳn.
Cuối cùng cũng đã kể xong mọi chuyện.
Khi đã chắc chắn không còn gì để hỏi nữa, chị Phùng đứng lên, cầm túi xách
và tự tin nói: “Chuyện này cứ giao cho chị, yên tâm đi”.
“Cảm ơn chị.”
Phóng viên Phùng vốn dĩ đã đi rồi, nghe Trần Khinh gọi như thế thì quay trở
lại, chị ta xoa đầu Trần Khinh, thở dài: “Mấy người trẻ tuổi các em, vẫn còn quá
ngây thơ”.