những cái riêng lẻ và tìm một ý nghĩa chung nào đó cho sự hỗn độn toàn
thể. Kẻ kỳ quặc, trong đa số trường hợp là hiện tượng riêng biệt. Phải thế
không?
Nhưng nếu các bạn không đồng ý với luận điểm trên đây và trả lời “Không
phải thế” hay “Không phải bao giờ cũng thế” thì có lẽ tôi sẽ phấn chấn lên
về giá trị nhân vật Alexei Fedorovich của tôi. Bởi vì kẻ kỳ quặc chẳng
những không phái bao giờ cũng là" cái riêng biệt, mà trái lại, nhiều khi có
lẽ kẻ đó mang trong mình cái cốt lõi của toàn thể, còn tất cả những người
cùng thời khác, không rõ vì lý do gì, bị một ngọn gió vô hình nào đó tạm
thời cuốn dời khỏi kẻ đó…
Tuy nhiên, tôi không muốn đi vào những lời giải thích nhàm chán và mơ hồ
ấy mà muốn bắt đầu ngay một cách giản dị tự nhiên, không tựa đề gì hết:
thích thì đọc nhưng khốn nỗi truyện tiểu sử của tôi chỉ có một, mà hoá ra
lại thành hai tiểu thuyết. Tiểu thuyết chính là tiểu thuyết thứ hai, đây là hoạt
động của nhân vật của tôi, mà lại trong thời đại chúng ta, đúng vào lúc này
của chúng ta. Tiểu thuyết thứ nhất viết về chuyện xảy ra từ mười ba năm
trước, thậm chí hầu như không phải là tiểu thuyết, mà chỉ là một quãng
trong thời đầu tuổi xuân của nhân vật của tôi. Tôi không thể bỏ qua tiểu
thuyết thứ nhất vì như thế sẽ có nhiều điều trong tiểu thuyết thứ hai trở nên
không thể hiểu được. Nhưng như vậy sự lúng túng ban đầu của tôi càng trở
nên rắc rối hơn: nếu như tôi, tức là chính người viết tiểu sử cho rằng một
tiểu thuyết cũng quá đủ đối với một nhân vật xoàng xĩnh và bất định như
thế thì cớ gì tôi lại ra mắt với hai tiểu thuyết vả tôi lấy gì giải thích sự
nhông nhạo như thế về phần tôi”.