người đều có ngụ ý: Nozdryov thực ra không phải là Nozdryov mà là Nosov,
còn Kuvshinikov thì hoàn toàn không có gì na ná tên thật, vì tên hắn là
Shkvornev kia. Còn Fenardi thì đúng là Fenardi, song không phải là người
Ý, mà là người Nga. Đó là Petrov, còn Mamsel
đôi chân trong bộ quần nịt cũng đẹp, chiếc váy ngắn lóng lánh, cô nàng xoay
mình làm duyên, nhưng không phải bốn tiếng đồng hồ, mà chỉ bốn phút...
làm cho mọi người mê tít...
– Nhưng vì sao ông bị đánh, vì sao ông bị đánh đòn? – Kalganov gào
lên.
– Vì Piron. – Maximov đáp.
– Vì Piron nào? – Mitya kêu lên.
– Piron, nhà văn Pháp nổi tiếng. Lần ấy bọn tôi uống rượu vang cùng
một nhóm đông trong quán rượu, giữa kỳ hội chợ. Họ mời tôi, vào đầu tôi
đọc câu thơ trào phúng: “Anh đấy ư, Boileau, trang phục gì mà kỳ cục vậy?”
Còn Boileau trả lời rằng ông ta đi dự hội hóa trang, nghĩa là đi nhà tắm, hi
hi, họ cho rằng tôi nói xỏ họ. Thế là tôi liền đọc ngay một bài trào phúng
khác, cay độc, mà tất cả những ai có học đều biết rất rõ:
Anh là Sappho, tôi là Phaon
Chuyện ấy khỏi phải bàn
Nhưng buồn cho tôi một nỗi
Anh chẳng biết đường ra biển khơi
Họ càng bực tức hơn và mắng tôi tàn tệ, và thật là khốn cho tôi, để cứu
vãn tình thế, tôi liền kể một chuyện tiếu lâm cho những người có học, về
việc Piron không được nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, và để trả
miếng, ông đã cho khắc trên bia mộ của mình:
Nơi đây an nghỉ Piron
Chẳng ra thằng, chẳng ra ông