ảnh con không hề khóc, cũng không nói với các chú bộ đội kia lời nào. Bà
vào nhà đóng cửa lại, không ăn không uống, cứ như thế suốt ba ngày.
Thực ra các đơn vị bộ đội đều bố trí cho gia quyến liệt sĩ một căn nhà
rất tốt để dưỡng lão, nhưng không ai muốn rời bỏ mảnh đất quê hương để
đến đấy sống. Người già thường nói, một khi đi rồi, con cái họ sẽ không thể
tìm được đường mà về.
Mặc dù An Diêu chỉ gặp con trai bà một hai lần, nhưng khi cô biết tin
chú mất, cô vẫn khóc lên khóc xuống. Cô đau lòng thay cho bà Trương,
càng sợ hãi cho chính mình, cô sợ một ngày nào đó mình cũng sẽ nhận
được những tấm ảnh đen trắng như thế.
Song, cô càng hoảng sợ thì càng không thể để lộ ra một chút tâm trạng
nào, bởi vì những người sống trong làng này đều hiểu, ngôi làng này là nơi
có thể “sản xuất” ra đại hồng thủy. Cho dù chỉ là một con gà chết, một con
lợn bị ốm, thì nước mắt họ cũng rơi xuống được. Nước mắt trở thành nỗi
nhớ nhung dành cho người thân, trở thành cách để họ thể hiện tình cảm của
mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù bi thương hay không.
Vì vậy, An Diêu lúc này mới chỉ mười tuổi, một cô bé con đã tận mắt
chứng kiến rất nhiều cảnh sinh li tử biệt, vì không muốn những ông già bà
lão quan tâm tới cô phải rơi nước mắt, cô chỉ còn cách cố gắng sống thật
tốt, cố gắng mỉm cười, giấu kín nỗi nhớ nhung bố mẹ trong lòng. Nếu bức
bách quá, khó chịu quá, cô sẽ chạy ra bờ sông hét lớn, gọi bố, gọi mẹ, gọi
tới khi nào cảm thấy dễ chịu mới thôi.
Hỉ nộ ái ố, từ lâu cô đã không còn nữa.
Một tháng sau, khi hai bên cha mẹ đã gặp nhau, Hình Phục Quốc cũng
đã suy nghĩ kĩ, quyết định để Hình Khải và An Dao đính hôn vào ngày
mùng 8 tháng 8 này. Bố mẹ An Dao chẳng lấy làm lạ trước chuyện này, lại