ANH HÙNG CHÍ - Trang 2244

Chú: (1) Hình thức cờ bạc phổ biến nhất ở Trung Quốc thời cổ là gieo súc
sắc. Một hình thức tương đối quan trọng khác là bài xương, ra đời vào niên
hiệu Tuyên Hòa thời Bắc Tống. Ngoài ra còn phổ biến bài giấy. Thời cổ gọi
là Diệp tử (xuất hiện từ thời Đường), đến đời Minh, Thanh trò chơi bài lá
này đặc biệt thịnh hành. Diệp tử có hai loại: 1/ Diệp tử in theo điểm số của
bài xương in ra, ở giữa in một số hình tượng nhân vật trong Hí khúc hoặc
Thủy hử (đây là thứ phiên bản của bài xương, nhưng nhờ đổi từ xương sang
giấy nên phổ biến rộng rãi hơn bài xương vì dễ chế tác, giá thành thấp);

2/ Loại thứ hai là loại bài Mã điếu diệp tử: làm bằng giấy, rộng 1 tấc, dài 3
tấc (tấc # 3cm) dùng nhiều lớp giấy bồi rồi in lên. Loại bài này có 40 lá, hoa
sắc/hình họa chia làm bốn môn/pho:

- Thập tự (chữ “Thập”) có 11 lá, trên mỗi lá vẽ hình nhân vật trong Thủy
hử: Tống Giang (lá Tôn Vạn Vạn quan), Võ Tòng (lá Thiên Vạn), Nguyễn
Tiểu Ngũ (Bách Vạn), Nguyễn Tiểu Thất (Cửu Thập), Chu Đồng (Bát
Thập)... Hổ Tam Nương (Nhị Thập).

- Vạn tự (chữ “Vạn”) có chín lá, trên mỗi lá cũng vẽ hình các nhân vật trong
Thủy hử: Lôi Hoành (lá Tôn cửu vạn quan), Sách Siêu (Bát vạn), Tần Minh
(Thất vạn), Sử Tiến (Lục vạn), Lý Tuấn (Ngũ vạn), Sài Tiến (Tứ vạn), Quan
Thắng (Tam vạn), Hoa Vinh (Nhị vạn), Yến Thanh (Nhất vạn).

- Sách tự (chữ “Sách”) có chín lá, trên mỗi lá vẽ quan tiền: Lá Tôn Cửu
sách (vẽ 4 chồng, mỗi chồng 2 quan, một quan nằm riêng), lá Bát sách (vẽ 4
chồng, mỗi chồng 2 quan), lá Thất sách (vẽ 3 chồng mỗi chồng 2 quan, một
quan nằm riêng), lá Lục sách (như 2 cây cầu trên bộ dưới nước), lá Ngũ
sách (hình như quẻ Cấn), lá Tứ sách (hình như 2 vòng ngọc), lá Tam sách
(hình như chữ “phẩm”), lá Nhị sách (hình như “quẻ Chấn”?), lá Nhất sách
(hình như “cái chĩa”).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.