nhìn lại, nhất thời mừng rỡ. Nữ nhân kia không phải ai khác, chính là Bách
Hoa tiên tử Hồ Mị Nhi. Ả này phóng túng thành tính, ngày ấy tại Hoa Sơn
trổ hết vẻ lả lơi, đánh mắt đưa tình cùng Dương Túc Quan, mười phần ong
bướm. Tần Trọng Hải nhớ lại chuyện đó, nghĩ thầm: “Đã lâu không gặp nữ
bại hoại này! Hãy xem lão tử gây trò một hồi”
Y liền cầm một hạt lạc ném xuống lầu.
---0---
Chú:
(1) Ngâm vịnh là một trong những thú nhàn tản của nhà nho khi xưa.
“Vịnh” là lấy một sự vật, một hiện tượng khách quan làm cảm hứng. Ta có
thể tạm xem vịnh như thứ thơ tả người, tả vật. “Ngâm” là đọc lời nói theo
một giai điệu nào đó. Đối tượng của ngâm hay vịnh đều là hiện thực khách
quan nhưng trong khi vịnh lấy hiện thực khách quan làm mục đích biểu
hiện thì ngâm lại có chủ ý là bộc bạch thế giới nội tâm của nhà thơ.
Thể loại Tán tụng thường được dùng trong lễ nghi Phật giáo. "Tụng" là đọc
lớn, lớn hơn "đọc" và "niệm". "Tán" là ca ngợi, khen tặng. Tiếng "tán" có
thể to hơn tiếng "tụng".Thanh giọng được hệ thống hóa trong khuôn khổ
của một quãng tám, trong bài "tụng" cũng như bài "tán".Thang âm của bài
tụng, có thể 3,4 hoặc 5 (tam, tứ hoặc ngũ cung). Thang âm trong các bài tán
đều là ngũ .Nét nhạc trong các bài "tụng" tùy theo thanh giọng của những
chữ trong câu kinh và cũng tùy theo người tụng. Nét nhạc trong bài tán
thường cố định theo từng bài. Người tán không thể thay đổi nét nhạc.