ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 259

phần mình, Anh đòi Pháp chính thức nhượng Gibraltar và cảng Mahon – giá
trị chiến lược của hai vị trí này đã được nói tới bên trên – Pháp còn phải phá
huỷ cảng Dunkirk vốn là nơi trú ngụ của các đoàn tàu lùng nhằm chống lại
nền thương mại của Anh, Pháp phải nhượng lại các thuộc địa:
Newfoundland, vịnh Hudson và Nova Scotia (vùng này lúc đó đã bị Anh
chiếm) và cuối cùng là kí hiệp định thương mại với Pháp và Tây Ban Nha,
nhượng độc quyền buôn bán nô lệ với những thuộc địa của Tây Ban Nha ở
Mỹ – ngành buôn bán được gọi là Asiento – do Tây Ban Nha nhượng cho
Pháp vào năm 1701.

Thương lượng tiếp tục mặc dù những hành động thù nghịch chưa chấm

dứt, bốn tháng ngừng bắn giữa Anh và Pháp đã dần đến kết quả là quân Anh
trong lực lượng đồng minh đã rút khỏi lục địa châu Âu vào tháng 6 năm
1712, ông Marlborough, vị chỉ huy lừng danh của đạo quân này đã bị bãi
chức một năm trước đó, Pháp giành được lợi thế trong chiến dịch năm 1712,
nhưng dù thế nào thì sự kiện quân Anh rút lui cũng làm cho việc kết thúc
chiến tranh sẽ được giải quyết trong một thời gian ngắn. Những lời trách cứ
của Hà Lan được Anh trả lời là trong năm 1707 nước này đã không cung cấp
được một phần ba số lượng tàu chiến theo nghĩa vụ được giao, và chưa hoàn
thành được một nửa nghĩa vụ trong suốt cuộc chiến. Trong một bức thông
điệp gửi cho nhà vua vào năm 1712, hạ viện phàn nàn rằng:

“Trong suốt cuộc chiến tranh, hoạt động trên biển được thực hiện trong những điều kiện cực

kì bất lợi đối với vương quốc của hoàng thượng, vì muốn giữ được sức mạnh vượt trội ở Địa

Trung Hải và chống lại lực lượng mà kẻ thù có thể chuẩn bị ở Dunkirk hay trong những hải

cảng miền Tây nước Pháp, hằng năm đều cần phải trang bị cho những hạm đội lớn, nhưng việc

hoàng thượng sẵn sàng trang bị cho những chiến thuyền thuộc trách nhiệm của mình cho tất cả

các lĩnh vực hoạt động cũng không bù đắp được cho Hà Lan, nước này năm nào cũng đưa ra

biển số lượng thuyền chiến ít hơn nhiều lần số lượng mà hoàng thượng phân bổ cho họ. Vì vậy,

hoàng thượng phải dùng số chiến thuyền của mình để bù cho họ và rất nhiều chiến thuyền của

hoàng thượng phải tiếp tục hoạt động trên những vùng biển xa xôi, và trong những thời điểm

không thuận lợi, rất có hại đối với lực lượng hải quân. Điều đó còn dẫn tới sự thiếu hụt tàu hộ

tống cho các đoàn thương thuyền, do thiếu hụt tàu tuần dương mà bờ biển thường bỏ ngỏ, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.