được đem ra buôn bán, thời tiết không quá khắc nghiệt, dường như làm cho
những hòn đảo này trở thành đối tượng tranh chấp trong cuộc chiến tranh
giành thuộc địa, nhưng trên thực tế lại không có bất kì dự định nào được
thực hiện, thậm chí không thấy nước nào thể hiện ý định chinh phục những
hòn đảo lớn hơn, ngoại trừ Jamaica. Tây Ban Nha muốn thu hồi hòn đảo
này. Lí do có thể do Anh – lực lượng trên biển của nước này làm cho nó trở
thành kẻ gây hấn chủ yếu – bị ảnh hưởng bởi ước muốn của rất đông người
Anh đang sống ở Bắc Mỹ trong việc quyết định phương hướng hành động.
Từng hòn đảo trong những đảo nhỏ hơn ở Tây Ấn lại quá nhỏ bé, chỉ có
nước nắm quyền bá chủ trên mặt biển mới có thể giữ được mà thôi. Giá trị
của chúng trong chiến tranh nằm ở hai khía cạnh: một mặt, nó là vị trí quân
sự của cường quốc đó; mặt khác, giá trị thương mại – tạo thêm nguồn lực
cho cường quốc đó hoặc làm giảm nguồn lực của địch thủ. Chiến tranh
chống lại chúng có thể được coi là cuộc chiến chống lại nền thương mại, còn
bản thân những hòn đảo được coi là những con tàu hoặc đoàn hộ tống chứa
đầy tài sản của đối thủ. Cho nên, những hòn đảo này thường được chuyển từ
nước này sang nước khác và sẽ trở về với chủ cũ khi hoà bình được lập lại,
mặc dù cuối cùng đa phần đều rơi vào tay Anh. Tuy nhiên, sự kiện là tất cả
các cường quốc đều có phần tại trung tâm thương mại này đã thu hút đến
đây cả các hạm đội lớn cũng như các hải đoàn nhỏ, việc này lại càng được
tăng cường khi thời tiết không thuận lợi cho những trận đánh trên đất liền.
Vì vậy, Tây Ấn là nơi diễn ra nhiều trận hải chiến, những trận đánh nãy sẽ
làm sáng tỏ một loạt cuộc chiến tranh mà ta đang xem xét ở đây.