Bán đảo Ấn Độ và Ceylon (Sri Lanka)
Cuộc tranh giành giữa Anh và Pháp còn diễn ra ở một khu vực xa xôi
khác, và ở đây, cũng như ở Bắc Mỹ, cuối cùng đã được giải quyết bằng
chiến tranh. Ở Ấn Độ, các nước cạnh tranh có đại diện là công ty Đông Ấn
của mình, các công ty này làm cả nhiệm vụ quản lí lẫn thương mại. Đằng
sau họ dĩ nhiên là chính quốc, nhưng quan hệ trực tiếp với nhà cầm quyền
địa phương lại là các vị chủ tịch và viên chức do công ty bổ nhiệm. Lúc đó
các khu định cư chính là của người Anh – ở bờ tây sông Hằng có thành phố
Bombay; còn ở bờ đông là thành phố Calcutta, cách biển không xa, và thành
phố Madras; còn ở phía nam Madras là một thành phố và trạm dừng chân
được nhiều người Anh biết đến với tên gọi là pháo đài St. David, mặc dù đôi
khi lại được gọi là Cuddalore – được hình thành về sau này. Lúc đó chức vụ
chủ tịch của ba thành phố Bombay, Calcutta và Madras độc lập với nhau, và
chỉ chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc ở Anh mà thôi.
Pháp có chân ở Chandernagore trên sông Hằng, phía trên Calcutta;
Pondicherry, trên bờ biển phía đông, cách Madras 8 dặm về phía nam; còn
trên bờ biển phía tây, cách khá xa Bombay về phía nam, Pháp có một trạm
dừng chân nữa, gọi là Mahé, nhưng trạm này không có nhiều giá trị. Nhưng
Pháp lại có ưu thế lớn vì đã chiếm được trạm trung gian ở Ấn Độ Dương,
bên cạnh đảo Ils de France và Ils de Bourbon, đã được nói tới ở trên. Pháp
còn gặp may vì hai người đang chỉ đạo công việc của họ ở bán đảo Ấn Độ
và trên các hải đảo – tên là Dupleix và La Bourdonnais – cho đến lúc đó
không một quan chức Anh nào ở Ấn Độ có thể sánh được với họ về tài năng
và nghị lực. Tuy tinh thần hợp tác của hai người này đủ sức phá huỷ các khu
định cư của người Anh ở Ấn Độ, nhưng đôi khi lại thấy sự xung đột kì quặc
giữa các ý tưởng, khi lại thấy sự dao động giữa việc chọn biển hay đất liền
làm căn cứ sức mạnh, dường như vị trí địa lí của chính nước Pháp đã là
điềm báo cho những vấn đề này. Ý định của Dupleix, mặc dù không phải là
không chú ý đến những quyền lợi trong lĩnh vực thương mại, nhưng vẫn tập
trung chủ yếu vào việc xây dựng một đế chế vĩ đại, trong đó Pháp sẽ điều
khiển một loạt các ông hoàng tay sai bản địa. Nhằm theo đuổi mục tiêu đó,