ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 395

có bất kì hải cảng nào, dù là của Pháp hay của đồng minh, để có thể thiết lập
căn cứ cho những chiến dịch chống lại quân Anh.

Trong bốn chiến trường thì hai – Bắc Mỹ và Tây Ấn – do nằm gần

nhau mà sẽ có ảnh hưởng trực tiếp với nhau. Ảnh hưởng của chiến trường
châu Âu và Ấn Độ thì không rõ ràng như thế. Vì vậy mà câu chuyện đương
nhiên sẽ chia làm ba phần; ở mức độ nào đó, mỗi phần có thể được xem xét
một cách tách biệt. Sau khi đã xem xét một cách cách biệt như chế, ta sẽ chỉ
ra ảnh hưởng qua lại của chúng, đồng thời đưa ra những bài học từ những
việc làm tốt và những thiếu sót, từ thành công và thất bại của những trường
hợp hiệp đồng tác chiến lớn và từ vai trò của sức mạnh trên biển.

Ngày 13 tháng 3 năm 1778, đại sứ Pháp ở London thông báo cho chính

phủ Anh rằng Pháp công nhận nền độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kì và
đã kí với nước này hiệp định thương mại và liên minh phòng thủ. Anh lập
tức triệu hồi đại sứ của mình về nước. Nhưng, mặc dù chiến tranh là không
thể tránh khỏi và Anh ở thế bất lợi hơn, nhà vua Tây Ban Nha vẫn đề nghị
đứng ra làm trung gian, và Pháp đã mắc sai lầm vì không tấn công ngay.
Tháng 6, đô đốc Keppel cùng với 20 chiến thuyền đi từ cảng Portsmouth ra
khơi làm nhiệm vụ tuần tra. Đụng độ với 2 tàu khu trục Pháp, ông đã cho nổ
súng và mở màn cho cuộc chiến. Nhận được tin là 32 tàu chiến Pháp đang
nằm ở cảng Brest, ông liền quay về để lấy thêm quân, Keppel lại ra khơi
cùng với 30 chiến thuyền và gặp hạm đội Pháp dưới quyền chỉ huy của đô
đốc D’Orvilliers ở phía tây Ushant, trên chiều gió, hướng tây. Trận hải chiến
đầu tiên diễn ra ngày 27 tháng 7, thường được gọi là cuộc chiến ở Ushant.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.