ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC MẠNH TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ 1660-1783 - Trang 596

trạng khó khăn và nghèo đói. Không nghi ngờ rằng, đó là chiến dịch phụ trợ
quan trọng nhất của cuộc hải chiến, và khi chiến tranh còn chưa chấm dứt thì
có lẽ không ai từ bỏ những chiến dịch như thế; song nếu coi nó là biện pháp
chủ yếu và quan trọng nhất, tự nó đủ sức đập tan kẻ thù thì đó có thể là một
sai lầm, và khi nó được trình cho những người đại diện của nhân dân dưới
vẻ ngoài hấp dẫn là không tốn nhiều tiền thì đó chính là sai lầm nguy hiểm
nhất. Còn sai lầm hơn nữa nếu quốc gia thù địch lại có – như nước Anh đã
và đang có – hai thành tố của cường quốc trên biển là một nền thương mại
phát triển hùng hậu và một lực lượng hải quân đầy sức mạnh. Khi thu nhập
và sản phẩm công nghiệp của đất nước có thể được xếp vào vài con tàu chứa
đầy châu báu, ví dụ như đội thương thuyền của Tây Ban Nha, thì nguồn lực
của chiến tranh có thể bị cắt đứt chỉ bằng một cú ra đòn. Nhưng khi tài sản
của quốc gia nằm rải rác trên hàng ngàn con tàu đang đến và đi, khi gốc rễ
của hệ thống đã lan truyền rộng, xa, và bám chắc, nó có thể chịu đựng được
nhiều cú sốc hiểm nguy, và cho dù bị nhiều thiệt hại nó vẫn có thể đứng
vững. Chỉ kiểm soát được mặt biển về mặt quân sự, làm chủ trong một thời
gian dài những trung tâm thương mại mang tính chiến lược, thì cuộc tấn
công mới có thể được coi là quyết định

*

; mà muốn giành quyền kiểm soát

như thế từ tay lực lượng hải quân đầy sức mạnh thì phải chiến đấu và chiến
thắng nó. Trong suốt 200 năm qua, Anh đã là quốc gia buôn bán vĩ đại nhất.
Hơn bất cứ nước nào khác, cả trong chiến tranh lẫn hoà bình, họ đều giao tài
sản của mình cho đại dương; so với những nước khác, họ cũng là nước thiếu
thiện chí nhất trong việc công nhận quyền miễn trừ đối với tàu buôn và
quyền của các nước trung lập. Nếu xét vấn đề không phải từ quan điểm pháp
lí mà từ quan điểm chính sách thì lịch sử biện hộ cho quan điểm của họ, và
nếu nước này vẫn giữ được lực lượng hải quân với đầy đủ sức mạnh như
thế, chắc chắn tương lai cũng sẽ lặp lại bài học của quá khứ.

Những điều khoản sơ bộ của hiệp ước hoà bình giữa Anh và các nước

liên minh, dẫn đến việc chấm dứt cuộc chiến tranh đang nói tới ở đây, được
kí ở Versailles ngày 20 tháng 1 năm 1783; thoả thuận giữa Anh và những
người đại diện cho phía Mỹ về việc công nhận nền độc lập của nước này đã
được dàn xếp trước đó 2 tháng. Công nhận nền độc lập của Mỹ là kết quả vĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.