- Người Mỹ đen nói: thành phố và tỉnh này sắp rơi vào tay cộng sản. Lệnh
của thượng cấp là: tôi phải ở lại không được rút chạy. Tôi ở lại không
những không khó khăn gì mà còn rất thuận lợi vì tôi vốn vẫn đóng vai “cán
bộ của cách mạng hoạt động hợp pháp”. Tôi có hỏi lại: Giả dụ Sài Gòn
cũng sụp đổ nốt, Mỹ phải rút hết thì tôi phải làm gì? Người Mỹ đen cho
biết: chính đây là chuyện quan trọng mà người đó được cấp tốc phái lên đây
truyền đạt lệnh cho tôi. Nếu miền Nam rơi vào tay Cách mạng, ở lại là
chuyển qua một thời kỳ hết sức khó khăn, sơ xuất một chút là dễ bị sa lưới.
Cho nên Giêm đã quy định: nếu ngụy quyền miền Nam thất thủ, chính
quyền Cách mạng được thiết lập thì lập tức tôi phải tạm đình chỉ việc liên
hệ với cơ sở Tuổi Mộng. Như vậy cũng có nghĩa là tôi phải nằm im, thật im.
Cho đến khi nào cần sẽ cho người tới bắt liên lạc, và sẽ có chỉ thị hoạt
động.
- Còn gì nữa, ông thử nhớ lại xem người Mỹ đen ấy có nói người liên lạc
là ai, và ai sẽ chỉ thị không? Hoặc y có để hé lộ ra là có một nhân viên CIA
nào khác cũng đang ở lại đây, ngoài ông và quán Tuổi Mộng không?
Ba Tín suy nghĩ:
- Người Mỹ đen này cũng hết sức tinh khôn và thận trọng. Tôi cũng đã có
hỏi đại ý nhưv ậy vì quả thật lúc ấy tôi hết sức hoang mang lo sợ. Tôi có
hỏi, vậy tôi ở lại thì sẽ liên lạc với ai? Báo cáo với ai? Có ai chi tiền cho tôi
không? Thì người Mỹ đen trả lời tôi một câu mà tôi hiểu vừa có ý để trấn
an, vừa có nghĩa để răn đe tôi: “Ông cứ yên tâm! Ông không bao giờ cô đơn
đâu. Người Mỹ nếu rút đi, nhưng con mắt và bàn tay người Mỹ vẫn còn ở
lại. Như vậy ông vẫn luôn luôn được theo dõi và giám sát, kể cả giúp đỡ khi
cần thiết. Lẽ cố nhiên ông thừa hiểu rằng: Ông chỉ cần biết có một điều là
ông nên cố gắng để cho chính quyền mới tin yêu ông hơn nữa. Cho tới khi
nào cần thiết thì sẽ có được chỉ thị của cấp trên. Có thể là sau một vài tháng
nữa, nhưng cũng có thể một năm, hai năm, hoặc lâu hơn nữa…”.
Mẫn lại ngắt lời Ba Tín: