Trở lại chuyện tranh cử ngầm chức tham mưu phó. Tôi đã sử dụng Mỹ
Dung một cách có hiệu quả. Bố cô tuy không ở trong quân đội, nhưng có
nhiều quan hệ công việc và có uy tín với giới quân sự, từ quân khu cho tới
tỉnh. Tuy vậy, muốn cho chắc chắn hơn, tôi đã nắm lấy cơ hội tỉnh đang đẩy
mạnh việc tiễu trừ các cơ sở của cái “Mặt trận cứu quốc phò dân”. Tụi này
tuy chẳng có thể làm gì lớn, nhưng cũng phải thừa nhận là chúng đã làm
cho chính quyền mới rất khó chịu.
Tôi đã tính toán: cần phải hy sinh một bộ phận quan trọng của bọn cầm
đầu để tạo một chiến công thật nổi bật, mới có thể cầm chắc chức tham mưu
phó trong tay. Thế là, phối hợp với công an tỉnh, tôi đã hiến kế giăng bẫy…
Kết quả: sau chiến thắng nổi bật đó, đúng như sự chờ đợi, tín nhiệm của
tôi càng lên cao hơn. Tôi tưởng rằng chức tham mưu phó đã nằm trong tay
tôi rồi. Nhưng Huỳnh Bá cũng có ít nhiều thế lực, chủ yếu là ở trên Quân
khu và hình như ở cả trên Trung ương.
Tôi thấy lại cần phải làm một cái gì đó nữa. Thì cũng vừa may có vụ kho
vũ khí do Ngô Đạt phụ trách bị cháy nổ. Tới hôm nay tôi xin thành thực
khai: đây là vụ cháy nổ thật, do tụi nó vô trách nhiệm mà thôi. Không có
địch gì hết. Nhưng tôi đã tung tin là có thể có địch và tìm cách kéo Huỳnh
Bá vào vụ này. Cũng rất may cho tôi khi thẩm vấn, vợ Ngô Đạt khai ra
chuyện Ngô Đạt có nhậu với Huỳnh Bá chiều hôm trước. Thế là tôi túm
ngay lấy chi tiết này, xoáy vào khai thác mạnh. Các vị lãnh đạo nghe tôi, bắt
đầu nghi ngờ Huỳnh Bá và bổ sung tôi vào ban chỉ đạo điều tra vụ án này.
Đấy là dịp ông Mẫn ở Hà Nội vào, nói là chuyển hẳn, và viết sử. Thoạt
đầu tôi tin như vậy. Nhưng về sau, sự có mặt của ông Mẫn đã luôn luôn ám
ảnh tôi. Tuy vậy, tôi xin được báo cáo tiếp về vụ Huỳnh Bá – Ngô Đạt đã.
Tôi đã cho người theo dõi Huỳnh Bá, theo dõi Bá một cách lộ liễu, để cho
mọi người biết, do đó mà uy tín của Bá càng bị tổn thương. Sau đó tôi cho
bắt một nhân viên Mặt trận – bắt tụi này dễ ợt. Tôi muốn bắt lúc nào thì bắt,
cái lũ tiểu yêu, tay sai này! Và tôi đã mớm cung, bắt nó phải khai báo rằng: