ANH LÀ AI? - Trang 28

luyện dân quân…
- Nói tiếp đi Rồng Xanh!
- Như vậy, việc mua bán này theo tôi có thể là bình thường. Tuy nhiên, tìm hiểu trực tiếp hoặc gián
tiếp, tôi thấy có vài điều về bà Hân và thiếu tá Huỳnh Bá…
Giọng Rồng Xanh nhỏ dần lại. Anh cho biết: thiếu tá Huỳnh Bá, không ngờ, còn có một người em
cùng cha khác mẹ hiện đang di tản ở Mỹ, mà trong lý lịch không thấy khai bổ sung từ sau xuân 1975.
Người em họ đó vẫn thi thoảng có thư và quà về cho Huỳnh Bá, nhưng không gửi thẳng cho Huỳnh Bá,
mà gửi cho một người chú họ xa. Huỳnh Bá đã nhận được thư và các thùng đồ ở ông chú họ ấy. Ngoài
ra, từ sau giải phóng, Huỳnh Bá thường ra thành phố Sài Gòn. Người ta cho rằng anh ta ra đó còn để
chơi gái và ăn nhậu. Rồng Xanh đã trực tiếp ra Sài Gòn và đã tìm được một nơi Huỳnh Bá hay lui tới
nhiều nhất. Đó là nhà một người bạn cũ của Bá nay là cán bộ thương nghiệp, thủ công nghiệp ở quận
10.
Và gần như đều đặn, mỗi tuần một lần. Huỳnh Bá lại tạt về nhà bà chị - bà Hân – để ăn nhậu. Tối gần
đây nhất, nóng tiết muốn biết chị em nhà này nói với nhau những chuyện gì, Rồng Xanh đã dùng kỹ
thuật nghiệp vụ, đặt được một máy ghi âm trên trần nhà bà Hân một cách hết sức êm nhẹ. Băng ghi âm
hiện đang có trong tay anh. Nội dung tóm tắt như sau: bỏ qua những lời thăm hỏi sức khỏe và sự học
tập của các cháu, chuyển sang những lời to nhỏ về những công việc buôn bán, tiền nong gì đó nghe
không được thật rõ. Rồi Huỳnh Bá nhắc tới người em đang ở Mỹ và nói một câu không thật rõ nghĩa:
“Chú ấy sẽ gửi về ngay…” Cuối cùng là một câu nữa: “Em cần gấp một số tiền”. Bà Hân hỏi lại “Chú
lấy bao nhiêu?” Huỳnh Bá đáp: “năm chỉ đã, sau sẽ hay!”…
Sau đó Rồng Xanh chuyển sang báo cáo về quán cà phê Tuổi Mộng. Người chồng tên là Lý Văn Sự
gốc Bến Tre, sinh năm 1940, thất học, cha mẹ đều mất sớm. Họ hàng đã ít, lại ly tán, vì sinh kế, nên nay
chẳng còn một ai. Suốt kháng chiến chống Pháp. Sự ở quê chăn trâu, cắt cỏ, làm mướn cho dân xóm.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Sự tới tuổi thanh niên bỏ quê ra Sài Gòn kiếm sống bằng đủ mọi nghề: bán
báo, bán kem, đánh giày, rồi sau có tài vặt đi làm xiếc rong qua các trường tiểu học, với một tiết mục
độc đáo trẻ em ưa thích nhất là “tàng hình”: anh ta chỉ cần úp cái mũ dạ lên đầu dán tí râu, đeo cặp kính
mát vào là đã thành người khác. Đặc biệt, Sự có thể thay đổi được hoàn toàn giọng nói đang từ thanh
sang khàn, đang từ ồm ồm sang eo éo như đàn bà… Trong mấy năm đầu kháng chiến chống Mỹ, anh ta
vẫn sống như thế, cho tới 1969 thì gặp Lê Thị Mùi một ả “bụi đời”. Họ lấy nhau, rồi cùng lên thành phố
này mở quán cà phê Tuổi Mộng. Do hai vợ chồng vì sức khỏe hoặc lý do nào đó không có con, nên đã
xin một đứa trẻ ở trại mồ côi đem về nuôi để sai vặt. Tên con nhỏ là Út Bơ. Đó là tóm tắt lai lịch chủ
nhân quán Tuổi Mộng. Nhưng để có thể tìm hiểu sâu hơn, chính xác hơn, Rồng Xanh đã tìm về tận quê
của Lý Văn Sự. Rồi Rồng Xanh trở lại thành phố Hồ Chí Minh. Trong các tài liệu về nhân sự của thành
phố từ thời Mỹ Diệm cho tới nay không có một dấu vết gì về Lý Văn Sự và Lê Thị Mùi. Trở về thành
phố Z. Làm việc với bên công an và cơ quan dân chính ủy ban thành phố, Rồng Xanh cũng không thu
được tài liệu gì hơn, ngoài một cuốn sổ cũ kỹ từ 1970, cuốn sổ môn bài thu thuế ở một quận, trong đó
có ghi tên Lý Văn Sự chủ quán ca phê Tuổi Mộng. Bên công an cho biết: cũng không có một tài liệu về
án tích của Sự…
- Chà! Một cặp vợ chồng “không lý lịch!”. Vậy còn Út Bơ, có gì thêm?
- Tôi biết anh cũng đang sốt ruột muốn biết về nhân vật này. Anh đã dự kiến đúng: Út Bơ chưa chết,
không chết!
- Thật không? – Mẫn cố nén mừng rỡ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.