ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 203

3. Giá trị tích cực của cõi trần gian. Cơ sở tiên khởi thần

thánh của cõi trần gian

Cho tới lúc này khái niệm “cõi trần gian” trong suy tưởng của chúng ta phù

hợp theo sử dụng ngôn từ chủ đạo của Tân Ước và đặc biệt của Phúc Âm Yoan,
đối với chúng ta có ý nghĩa của một khởi nguyên tiêu cực nào đó. Cõi trần gian
“toàn bộ nằm trong cái ác” chúng ta được di huấn về nó: “đừng yêu quý cõi trần
gian và cả những thứ ở trong đó”. “Cõi trần gian” là vương quốc của quỷ dữ, của
“chúa tể cõi trần gian này”. Cõi trần gian “không biết tới Tinh thần của chấn lí”
(Phúc Âm Yoan. 14,17). Và điều quan trọng hơn cả, như chúng ta đã thấy, ấy là:
Vương quốc Thiên Chúa là vương quốc “không phải ở cõi thế gian này”, cũng
như chính Đức Kitô - “không phải của cõi thế gian này” (Phúc Âm Yoan. 17, 14).
Trong đoạn giáo đầu của Phúc Âm Yoan, ý tưởng về ánh sáng rạng chiếu trong
bóng tối
trùng khớp với phán xét rằng Anh sáng chân chính đã có ở cõi trần gian,
và cõi trần gian, vốn đã bắt đầu hiện hữu thông qua Nó, lại không nhận ra Nó và
không tiếp thu Nó. Nói vắn tắt, Cõi trần gian là khởi nguyên đối lập lại và chống
cự lại Vương quốc Thiên Chúa, chống lại Ánh sáng của Logos thần thánh.

Tuy nhiên, hiểu biết này về cõi trần gian như một khởi nguyên tiêu cực tuyệt

nhiên không trùng khớp với thái độ ruồng bỏ cõi trần gian của phái ngộ đạo, hoặc
thái độ lưỡng diện về nguyên tắc nào đó của Mani giáo đối với Thiện và Ác, đối
với Thượng Đế và quỷ dữ. Vì rằng cõi trần gian này, mà những khởi nguyên tiêu
cực của nó đã được nhận xét rõ ràng và nghiêm khắc lên án, nhưng dù sao cũng
đã “bắt đầu hiện hữu” thông qua Lời nói thánh thần mà không có Lời nói ấy thì
“chẳng có thứ gì có thể bắt đầu hiện hữu”. Nghịch lí cõi trần gian không nhận ra
và ruồng bỏ Anh sáng đi tới nó, chính nằm ở chỗ là bản thân cõi trần gian ấy “bắt
đầu hiện hữu thông qua Ánh sáng ấy”. “Ánh sáng” “đi đến với người của mình
người của mình không tiếp thu Nó”. Nếu đã nói: “đừng yêu quý cõi trần gian”,
thì cũng chính người viết Phúc Âm đó Yoan lại nói rằng Thượng Đế “yêu quý cõi
trần gian đến nỗi”
đã vì nó mà hiến cả người Con trai ruột duy nhất của mình.
Nếu giả sử như “cõi trần gian” chỉ là biểu hiện của khởi nguyên tiêu cực của hiện
hữu, thì bản thân khái niệm “cứu độ cõi trần gian” hẳn phải chẳng có ý nghĩa gì
cũng như chẳng có biện giải nào. Tuy nhiên, cũng chính Phúc Âm Yoan vốn đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.