nhưng con người, như nó tồn tại ở trong bản chất sa đọa, bất toàn của nó và ở
trong thành phần của cõi trần gian không hoàn hảo, tất yếu phải có những nhu
cầu thế tục. Con người buộc phải “ăn miếng bánh mì với khuôn mặt đẫm mồ
hôi”; bản thân hiện hữu trần thế cụ thể của nó phụ thuộc vào hàng loạt những
điều kiện vật chất thế tục, vào việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất tất yếu cho
tồn tại của nó. Và nếu như con người trong quan hệ với bản thân mình phải
không được “nghĩ về chuyện uống gì, ăn gì”, không được “lo lắng” mà phải trông
đợi ở Cha mình ở trên Trời, nhưng cần phải trước hết lo tìm kiếm vương quốc
Thiên Chúa, thì trong quan hệ với người gần của chúng ta, chúng ta lại phải hành
động trong chuyện này như thế nào đó, để cho mối lo toan của Cha ở trên Trời
bộc lộ ra chính là thông qua chúng ta, thông qua tính tích cực tình thương yêu
đối với tính thiêng liêng của con người, ngay cả ở một thực thể súc vật và trong
những nhu cầu súc vật của nó. Đó chính vì sao mà mặc dù Thượng Đế tự thân
theo thực chất “là tinh thần”, con người vì gắn với Thượng Đế và Thượng Đế ở
trong anh ta nên cũng là tinh thần, và trong ý nghĩa này tin mừng khai mở ra bằng
cách nào đó rằng con người được giải phóng khỏi mọi nhu cầu trần thế và sở hữu
của cải vô hạn - thế nhưng dẫu sao từ một khía cạnh khác, tính thiêng liêng của
tinh thần con người vốn được sinh ra từ Thượng Đế, như nó được hiện thân cụ
thể ở trong bản chất súc vật sinh động của con người, soi sáng cà cho bản chất ấy.
Chính vì vậy mà cái người cho kẻ đói được ăn, cho kẻ ở trần được mặc, thăm
nom người bệnh, bằng hành động như thế thực hiện tình thương yêu của mình đối
với chính Thượng Đế, như kinh Phúc Âm thể hiện, con người như vậy đã làm
mọi chuyện này cho chính Đức Kitô Jesus. Vì rằng Đức Kitô hiện ra ở cõi trần
gian trong “bộ dạng kẻ nô lệ” của con người, bằng cách vô hình-huyền bí hiện
diện ở trong mọi thực thể nhân bản, mà lại ở trong bản chất xác thịt súc vật trần
thế của nó.
Chính vì vậy mà mục đích và giá trị chung thống nhất của đời sống Kitô
giáo - “Vương quốc Thiên Chúa và sự thật của nó” - theo tự nhiên chia ra thành
hai nhiệm vụ cơ bản của đòi sống: bên cạnh việc tìm kiếm “cứu độ” và “cứu
chuộc” cõi trần gian, tức là cải tạo nó thành “vương quốc Thiên Chúa”, chúng ta
cần phải bảo vệ bản thân hiện hữu của con người và thông qua đó là bảo vệ hiện
hữu của cõi trần gian mà con người là bộ phận của nó, tức là chúng ta cần phải
chăm lo đến chính bản thân chủ thể của hiện hữu cụ thể mà “Vương quốc Thiên
Chúa” được dành cho nó. Chính ở trong việc thực hiện tính song đôi của những
nhiệm vụ ấy mà chúng ta tùy theo sức lực của mình, vun đắp cho sự hoàn hảo của
Cha của chúng ta ở trên Trời, vốn không những đang cứu độ cõi trần gian mà