ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 199

của tâm hồn anh ta, “trái tim” của anh ta mà thôi; ngụ ngôn về người samaritain
bác ái thể hiện điều này khá rõ ràng, cũng như ngụ ngôn về hai người con trai mà
một người đã bày tỏ sẵn sàng thực hiện ý chí của người cha, rồi lại không thực
hiện nó, người con kia bày tỏ sự không nghe lời, nhưng thực tế lại thực hiện ỷ chí
ấy. Mọi điều thiện nhân bản, mọi tham dự vào số phận của người gần, có khả
năng cảm động ở nội tâm trước nhu cầu của anh ta - tất cả những thứ như vậy tự
thân chúng chứng tỏ rằng trái tim con người có những chiều sâu nào đó vượt ra
ngoài khuôn khổ của bản chất thuần túy xác thịt; mọi thứ như vậy là chỉ dấu cho
thấy một rực cháy tính thần nào đó, suy đến cùng ấy là tác động của Thượng Đế
vào linh hồn, mặc dù điều này còn chưa ý thức được.

Tình thương yêu người gần được khải huyền Kitô giáo di huấn và dẫn xuất

ra từ thành phần mang tính bản thể của đời sống Kitô giáo như có gốc rễ ở trong
Thượng Đế, vốn cũng chính “là tình thương yêu”, - tình thương yêu ấy có thể
không ý thức được cơ sở tôn giáo của mình. Điều này không cản trở việc tình
thương yêu ấy có cơ sở này. Chúng ta cần phải và có thể thương yêu người gần
trong ý nghĩa Kitô giáo của khái niệm này (arate) hoàn toàn không phụ thuộc vào
việc chúng ta có “ưa thích” người gần ấy hay không, cũng như liệu chúng ta có
thể “yêu thương” anh ta như bị lôi cuốn bởi cảm xúc chủ quan nhân bản (philia)
hay không.

Tình thương yêu trong ý nghĩa Kitô giáo này gần gũi nhất với lòng từ tâm -

mối quan tâm bất vụ lợi đối với phúc lợi của người gần. Và nếu chúng ta hỏi
rằng cái đó từ đâu ra vậy, cơ sở của nó là gì, vì lí do nào mà chúng ta nói chung
lại quan tâm bất vụ lợi đến phúc lợi của người khác, thì lời giải đáp cho điều này
nằm ở chỗ là tình thương yêu trong ý nghĩa Kitô giáo chính là tình trạng mở ngỏ
tâm hồn ra đón nhận tính thiêng liêng ở giá trị tuyệt đối của “người gần”
- ciỉa
mọi linh hồn như nó là thế. Do đó tình thương .yêu này không chỉ có cơ sở tôn
giáo (vì cái “tình trạng mở ngỏ tâm hồn” đã là chỉ dấu cho thấy tác động của
những sức mạnh ân phúc lên chúng ta), mà còn có ý nghĩa tôn giáo. Nó gắn với
nội dung cơ bản của khải huyền Kitô giáo - khai mở cơ sở Thần-nhân của bản
chất và hiện hữu nhân bản. Bằng cách như vậy mà con người lần đầu tiên được
mở mắt, như chúng ta đã thấy ở trên (chương II, mục 4), nhìn thấy phẩm giá chân
chính
của mọi thực thể con người như khởi nguyên có xuất xứ từ Thượng Đế và
được rạng sáng bởi hiện diện của Thượng Đế ở trong đó. Nhưng cùng với cơ sở
tôn giáo chung của tình thương yêu người gần, như đã được chúng ta làm sáng tỏ
ở trên, ở đây còn có kết hợp thêm một ý tưởng mới. Nếu ở phần trên, phù hợp với
motif cơ bản của niềm tin Kitô giáo, chúng ta đã phải nhấn mạnh tính cách lưỡng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.