Đối với định hướng tận thế lành mạnh ấy, vốn chỉ giới hạn ở ý thức chung
về khả năng hồi kết thúc và cuộc cải tạo cõi trần gian, tựa hồ như nhìn thấy được
thông qua bản thân hiện hữu trần gian, tức là thông qua việc nhìn thấy tính không
vững chắc, đầy biến động, dị thường ở trạng thái hiện tại của nó, - lời tiên tri về
hồi két thúc cõi trần gian là một thứ gì đó đại loại như “ngọn đèn dầu rạng chiếu
trong chỗ tối, trong lúc ngày còn chưa bắt đầu rạng sáng và bình minh buổi sớm
sẽ mọc lên trong những trái tim chúng ta” (2P1,19). Trong những lời lẽ ấy thể
hiện rằng định hướng tận thế lành mạnh và thiết yếu của ý thức Kitô giáo xếp vừa
một cách tự nhiên vào khuôn khổ của chính tính lưỡng diện ở hiện hữu Kitô giáo
- tính lưỡng diện giữa “Vương quốc Thiên Chúa” và “cõi trần gian” mà chúng ta
đang cố giải thích ở đây. Tính lưỡng phân tất yếu giữa niềm tin vào cuộc cải tạo
cõi trần gian trong tương lai và trách nhiệm của chúng ta ở cuộc sống Kitô giáo
trong cõi trần gian như vậy ở trong tổng kết sẽ chỉ là biểu hiện của tính lưỡng
diện cơ bản ở hiện hữu Kitô giáo được nói tới trong đoạn mở đầu của Phúc Âm
Yoan trong những lời nói về ánh sáng rạng chiếu trong bóng tối.
Nhưng như thế là chúng ta được đặt vào đối diện với vấn đề mới. Tính
lưỡng phân cơ bản của Kitô giáo được mô tả ở trên giữa “Vương quốc Thiên
Chúa” và “cõi trần gian” phải có được thể hiện tự nhiên của nó ở trong tính độc
đáo của kết cấu đạo đức đời sống Kitô giáo.