ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 140

không biết và không thể hình dung được. Thế nhưng về chuyện mục đích cuối
cùng như thế nói chung có tồn tại, rằng cuộc sống của chúng ta và của cõi trần
gian chung chỉ là con đường đi đến mục đích ấy, điều này thì trái tim đầy tin
tưởng của chúng ta biết rõ thật hiển nhiên, và tri thức ấy trong khi mở rộng những
chân trời tinh thần của chúng ta, đang thay đổi căn cơ toàn bộ triển vọng cuộc đời
chúng ta, toàn bộ cảm nhận cuộc sống cơ sở của chúng ta.

Niềm tin tận thế ấy, tất nhiên giống như mọi niềm tin khác, không thể nào

được đặt cơ sở “một cách khách quan” và không cần phải có chứng minh: nó
hoàn toàn hiển nhiên được trao cho trực tiếp ở trong trải nghiệm tôn giáo. Tuy
nhiên, đáng chú ý là vào một số thời đại, các động cơ tinh thần tác động tại các
lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng hội tụ lại và tập trung vào một hướng. Cũng
vậy, thời đại hiện nay, một loạt các động cơ ủng hộ và củng cố niềm tin tận thế về
mặt tâm lí ở trong ý nghĩa bao quát của nó được trình bày ở trên. Cảm nhận
chung về tính không bền vững, mong manh, dễ biến động của tất cả những hình
thức cơ bản của hiện hữu, mới đây thôi còn tưởng chừng như vĩnh cửu, có thể nói
là nay đang chiếm lĩnh toàn bộ ý thức của chúng ta. Trải nghiệm của những tai
họa lịch sử tầm cở thế giới, của những cuộc chiến tranh và cách mạng, thật đầy
bất ngờ, thật to lớn, hầu như chưa từng có, cũng phù trợ cho ý thức ấy, cũng như
ý tưởng khoa học hiện đại về vật lí-vũ trụ, - mà chúng ta đã phải nhắc tới nhân
một chuyện khác - đã phá hủy những quan niệm xưa cũ về tính bảo thủ của vũ trụ
thể hiện trong các định luật bảo toàn vật chất và năng lượng và thay thế chúng
bằng học thuyết về tính dễ biến động của toàn bộ các yếu tố hiện hữu thế giới, về
khả năng của các “vụ nổ” vũ trụ đủ loại. Và nếu như vào thời đại thành tín trung
thế kỷ ý tưởng về tính vĩnh cửu của thế giới vốn vay mượn từ thời cổ đại vẫn còn
là cám dỗ duy lí không thể vượt qua đối với loại rường cột chính thống như
Thomas Aquinas, - thì vào thời nay học thuyết về tính dễ biến động của toàn bộ
các yếu tố cơ bản của hiện hữu và về “cuộc tiến hóa sáng tạo”, đã phục sinh lại
đối với chúng ta ý tưởng thiên tài của Leibniz, nói rằng những định luật vĩnh cửu
ảo của tự nhiên thực chất không hơn gì “những thói quen của tự nhiên”, và khiến
cho ngay cả đối với tư duy khoa học cũng tiếp thu được ý tưởng về cuộc chính
biến căn cơ vũ trụ và “cuộc cải tạo” thế giới. Tầm trạng chung ấy của thời đại
hiện nay khiến cho chúng ta dễ hiểu và tiếp thu được lời dạy bảo tận thế của Phúc
Âm nói rằng “giống như vào những ngày trước của trận đại hồng thủy, người ta
đã vẫn ăn, uống, lấy vợ lấy chồng và chẳng nghĩ ngợi gì cho đến khi trận đại
hồng thủy đến và hủy diệt tất cả, thì cũng sẽ như vậy vào những ngày trước hồi
kết thúc cõi trần gian và cuộc đi đến của Người Con trai trong nhân hình”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.