hiện hữu “được cải tạo lại” của “bầu trời mới và hạ giới mới”. Thế nhưng lại một
lần nữa: ở trong tình trạng không thể hình dung được ấy thì ý nghĩa sinh động cụ
thể của niềm tin tận thế là gì?
Ý nghĩa đó chỉ có thể được xác định một cách phủ định, nhưng ở trong hình
thức phủ định ấy nó hoàn toàn xác định và có ý nghĩa tôn giáo mang tính quyết
định. Niềm tin tận thế hàm nghĩa một ý thức sắc bén, sinh động rằng, tất cả
những hình thức hiện tại của hiện hữu con người và vũ trụ mà chúng ta vẫn quen
xem như vĩnh cửu, tựa hồ như “bình thường”, thể hiện được thực chất chân thực
vốn có từ xưa, thực ra lại không phải vĩnh cửu, chỉ hàm nghĩa một trạng thái nhất
thời nào đó của hiện hữu, hơn thế nữa - [trạng thái đó] còn không vững chãi và
phản tự nhiên nữa, vì không tương ứng với bản chất Thần thánh đích thực, với
tính hùng mạnh toàn năng chân chính của các sức mạnh Thần thánh, tức là với
Thiên ỷ từ xưa về cõi trần gian. Niềm tin tận thế Kitô giáo, - trái với cách hiểu
cuộc sống của ngoại đạo và Do Thái giáo, - là cảm nhận sinh động về tính không
vững chãi, hư ảo, đầy méo mó của hiện hữu đang còn ở trong cái hình thức của
nó, vốn tạo nên thực chất “cõi trần gian” quen thuộc với chúng ta; vì vậy niềm tin
tận thế ấy là hoài vọng sinh động về chuyện đến một lúc nào đó sẽ hiển hiện hình
tượng chân chính của cõi trần gian và con người, tương ứng với Thiên ỷ, mặc dù
cái “lúc nào đó” đã nằm ngoài chiều kích của thời gian lịch sử và hiện nay chúng
ta không thể thấu hiểu được những hình thức của hiện tượng ấy. Trong ý nghĩa đó
niềm tin tận thế Kitô giáo thay đổi một cách mạnh mẽ toàn bộ cảm nhận cuộc
sống của chúng ta; niềm tin ấy là bộ phận tích họp không tách ròi được của khải
huyền Kitô giáo, mở mắt cho chúng ta nhìn thấy một hiện hữu khác tốt đẹp hơn,
chân chính hơn. Nó ban tặng cho chúng ta ý thức sắc bén về khác biệt của hiện
thực chân chính, khác với cái hình thức hiện hữu mà chúng ta gọi là “hiện thực”.
Nó dạy cho chúng ta biết nhìn vào không những cuộc sống riêng tư của chúng ta,
mà còn cả hiện hữu của toàn bộ cõi trần gian ở trong những hình thức quen thuộc
với chúng ta, bị tưởng lầm là không thay đổi chỉ ở trong một cuộc lãng du tạm
thời nào đó, mà ở phía sau những giới hạn ấy sẽ khởi đầu một cuộc sống chung
cuộc chân chính. Nó dạy cho chúng ta biết thu xếp ở cõi trần gian này với một ý
thức đại khái như ý thức là chúng ta đang thu xếp ở trong một toa tàu hỏa, - chính
là với ỷ nghĩ rằng đó chỉ là một giai đoạn tương đối ngắn - một cuộc lãng du dẫn
đến một mục đích chân chính của cuộc đời chúng ta, đến thu xếp chung cuộc cho
hiện hữu của chúng ta. Chúng ta sẽ phải chui ra khỏi toa tàu ở đâu và như thế nào
- không chỉ mỗi chúng ta ở một ga trung chuyển nào đó của con đường, mà tất cả
chúng ta ở ga đến cuối cùng của toàn bộ con đường, - điều này thì chúng ta