ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 145

được về mặt thường nghiệm đi qua giữa “những người mộ đạo” và “những kẻ tội
lỗi”, giữa “những người thiện” và “những kẻ ác”, giữa những người sùng tín và
những người không có đức tin, giữa “giáo hội” và “thế tục”. Vĩ rằng “bãi chiến
trường” đích thực ở đây, như vị tông đồ nói, không nhằm chống lại những cấp
bậc nào đó về mặt thường nghiệm, nhìn thấy được (trong ý nghĩa này “không
nhằm chống lại máu và thịt”), mà “nhằm chống lại những kẻ cầm quyền bóng tối
thế gian ở đời này, chống lại những tinh thần của cái ác ở hạ giới” (Ep. 6,12). Nói
tóm lại: cuộc đối đầu giữa “ánh sáng”“bóng tối” là cuộc đối đầu vô hình về
mặt thường nghiệm giữa các khởi nguyên của trật tự tinh thần.

Thế nhưng nếu đối chiếu ý thức này với khái niệm “Vương quốc Thiên

Chúa” đã được làm sáng tỏ cho chúng ta ở trên, như quê hương ở trên trời và tài
sản tiềm năng vĩnh cửu của mọi linh hồn con người, thì chúng ta tất yếu đi đến
kết luận rằng tính lưỡng phân đã được xem xét giữa “cuộc sống ở trong Thượng
Đế” và tình trạng bị cầm tù bởi cõi trần gian có tính cách phổ quát một cách vô
điều kiện, tức là có hiệu lực trong quan hệ đối với mỗi linh hồn con người, như
nó là thế,
dù cho những khác biệt giữa các con người về các phương diện khác có
là gì đi nữa.

Tính phổ quát ấy của tình trạng lưỡng phân giữa “cuộc sống ở trong Thượng

Đế” và tình trạng chịu tuân phục trước các sức mạnh của thế gian này, giữa các
khởi nguyên của “ánh sáng” và “bóng tối” ở trong linh hồn con người tuyệt nhiên
không phải là chân lí được thừa nhận chung và mang tính hiển nhiên tự thân.
Ngược lại, cũng như toàn bộ khải huyền Kitô giáo, nó có tính chất đầy nghịch lí,
cảm nhận trực tiếp thấy như là không thể tưởng tượng nổi, mâu thuẫn với một số
động cơ vốn đã bén rễ sâu và được phổ biến rộng rãi trong tư duy con người. Nó
trước hết mâu thuẫn với khuynh hướng duy lí của con người ở trong lĩnh vực
đánh giá đạo đức, do đó mà tính tuyệt đối của khác biệt giữa thiện và ác, giữa
thánh thiện và tội lỗi biến thành khác biệt tuyệt đối giữa thiện và ác, giữa những
người mộ đạo và những kẻ tội lỗi. Không đáng ngạc nhiên là khuynh hướng ấy
vừa phản ánh lại cả ở trong diễn giải thần học chính ngay khải huyền Kitô giáo,
mà còn ở mức độ khiến cho luận điểm được khai mở ra cho chúng ta về tính phổ
quát của tình trạng lưỡng phân ở cuộc sống con người tự nó đã có vẻ bề ngoài
của một “dị giáo” nào đó. Dị bản cực đoan nhất của cái chủ nghĩa duy lí tôn giáo-
đạo đức ấy là học thuyết rất có ảnh hưởng ở trong lịch sử tư duy Kitô giáo, thực
chất là học thuyết quái dị được Augustine đề ra và được Calvin hệ thống lại, về
tính chất tiền định: một số linh hồn con người này thì được cứu độ và một số linh
hồn khác - phải tiêu vong. Nhưng ngay cả khi bỏ qua một bên hình thức cực đoan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.